Tổng hợp các văn bản được ban hành từ ngày 07/5 đến 30/5/2018

I/ VĂN BẢN TRUNG ƯƠNG

  1. Chương trình mỗi xã một sản phẩm, giai đoạn 2018-2020

Ngày 07/5/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 – 2020.
Theo đó, để phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị, Chương trình đề ra 10 mục tiêu cụ thể, đơn cử như:

Chương trình mỗi xã một sản phẩm, giai đoạn 2018-2020
Chương trình mỗi xã một sản phẩm, giai đoạn 2018-2020

– Xây dựng hệ thống quản lý, điều hành Chương trình đồng bộ từ Trung ương đến địa phương (tỉnh, huyện, xã);
– Ban hành Bộ tiêu chí, quy trình đánh giá, xếp hạng sản phẩm;
– Tiêu chuẩn hóa ít nhất 50% số sản phẩm hiện có, tương ứng khoảng 2400 sản phẩm; hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa hộ sản xuất với hợp tác xã và doanh nghiệp;
– Triển khai thực hiện từ 8 – 10 mô hình Làng văn hóa du lịch;
– Củng cố, kiện toàn 100% doanh nghiệp, Hợp tác xã tham gia Chương trình;
– Phấn đấu phát triển mới khoảng 500 doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã tham gia Chương trình…
          2. Máy tính, Laptop nằm trong Danh mục sản phẩm có khả năng gây mất an toàn
Ngày 08/5/2018, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư 04/2018/TT-BTTTT quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ.
Thông tư quy định 02 Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn:
– Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy: Thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất công cộng; Thiết bị vi ba số; Máy phát hình kỹ thuật số DVB-T2; Thiết bị phát, thu phát vô tuyến cự ly ngắn dùng cho mục đích chung…
– Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc công bố hợp quy: Máy tính cá nhân để bàn; Máy tính bảng; Máy tính xách tay; Máy tính chủ; Thiết bị chuyển mạch; Thiết bị tường lửa; Thiết bị cổng; Pin Lithium cho máy tính xách tay, điện thoại di động, máy tính bảng…
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/07/2018.
          3. Xây dựng hương ước, quy ước phải có sự tán thành của 50% cử tri
Ngày 09/05/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 22/2018/QĐ-TTg về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước. Theo đó, thủ tục soạn thảo hương ước, quy ước như sau:
– Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận tổ chức Hội nghị của thôn, tổ dân phố lấy ý kiến về chủ trương xây dựng hương ước, quy ước, những nội dung cơ bản dự kiến quy định trong hương ước, quy ước;

Quyết định 22/2018/QĐ-TTg về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ướca
Quyết định 22/2018/QĐ-TTg về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước

– Trường hợp có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tán thành chủ trương xây dựng hương ước, uy ước, Trưởng thôn,  Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận lựa chọn, cử người tham gia Tổ soạn thảo hương ước, quy ước;
Thêm vào đó, hương ước, quy ước được sửa đổi, bổ sung, thay thế khi: Có nội dung trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, trái phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình; Cộng đồng dân cư thấy cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, thay thế…
Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2018.
          4. Gian dối kinh doanh thức ăn thủy sản, chăn nuôi bị phạt đến 200 triệu
Ngày 07/5/2018, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 64/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản (có hiệu lực 22/6/2018). Theo đó, Chính phủ thống nhất vi phạm hành chính về lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản sẽ bị phạt đến 200 triệu đồng.

chính sách phát triển thủy sản
Nghị định 64/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản

Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực giống vật nuôi đối với cá nhân vi phạm là 50 triệu đồng, đối với tổ chức vi phạm là 100 triệu đồng. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản đối với cá nhân vi phạm là 100 triệu đồng, đối với tổ chức vi phạm là 200 triệu đồng.

          5. Ban hành Nghị định 63 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) (có hiệu lực 19/6/2018).
Nghị định quy định vốn chủ sở hữu và vốn huy động của nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Cụ thể, nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn chủ sở hữu và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện dự án theo hợp đồng dự án đã ký kết. Phần Nhà nước tham gia trong dự án PPP được sử dụng để hỗ trợ xây dựng công trình nhằm bảo đảm tính khả thi tài chính cho dự án; vốn góp của Nhà nước được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công hoặc tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản công; vốn góp của Nhà nước được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công không áp dụng đối với dự án BT; vốn hỗ trợ xây dựng công trình phụ trợ, bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công không tính vào tổng vốn đầu tư để xác định tỷ lệ vốn chủ sở hữu.

Nghị định 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư 
Nghị định 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư

Nghị định cũng quy định thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư. Cụ thể, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia. Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư các dự án như dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sách trung ương từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 300 tỷ đồng trong tổng vốn đầu tư của dự án; dự án nhóm A áp dụng loại hợp đồng BT…
          II/ VĂN BẢN ĐỊA PHƯƠNG
          1. Tỉnh Quảng Nam ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dung tiền mặt và Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công và chi trả các chương trình an sinh xã hội
Ngày 08/5/2018, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số 1457/QĐ-UBND về kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dung tiền mặt.
Theo đó, Phấn đấu đến năm 2020 đạt được những mục tiêu cụ thể sau:
80% giao dịch nộp thuế tại cấp huyện thực hiện qua ngân hàng; 100% qua Kho bạc Nhà nước từ tỉnh đến cấp huyện được trang thiết bị chấp nhận thẻ thanh toán qua ngân hang phục vụ việc thu ngân sách nhà nước;

đề án phát triển thanh toán không dung tiền mặt
đề án phát triển thanh toán không dung tiền mặt

70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán hóa đơn của các cá nhân, hộ gia đình qua ngân hàng; 70% số tiền điện được thanh toán qua ngân hàng tại địa bàn thành phố, thị xã.
100% các trường Đại học, Cao đẳng chấp nhận thanh toán học phí qua ngân hang và 80% số Sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng nộp học phí qua ngân hang; phấn đấu 20% số tiền chi trả an sinh xã hội được thực hiện qua ngân hang.
100% các Siêu thị, nhà hang, trung tâm mua sắm và các cơ sở phân phối hiện đại có thiệt bị chấp nhận thẻ hoặc các hệ thống thanh toán không dung tiền mặt khác, cho phép người tiêu dung thanh toán không dung tiền mặt khi mua hàng.
Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, quảng bá các hình thức thanh toán phù hợp với khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa qua đó khuyến khích cũng như thúc đẩy người dân tham gia các dịch vụ thanh toán; tăng mạnh số người dân được tiếp cận các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng.

  1. Thủ tục hành chính lĩnh vực Lao động Thương binh và xã hội

Ngày 10/5/2018, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số 1486/QĐ-UBND công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, theo đó có:

66 danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; 12 danh mục thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện; 05 danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của cấp xã.
Cụ thể:

  1. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN
TT Tên thủ tục hành chính Thời hạn giải quyết Địa điểm thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cứ pháp lý
I. LĨNH VỰC BẢO TRỢ XÃ HỘI
01 Thủ tục thực hiện hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với các đối tượng bảo trợ xã hội 10 ngày (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ) UBND cấp huyện Không Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
02 Thủ tục điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng 10 ngày (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ) UBND cấp huyện Không Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
03 Thủ tục hỗ trợ khẩn cấp trẻ em khi cha, mẹ bị chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn người thân thích chăm sóc Không quy định UBND cấp huyện Không Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
04 Đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập thuộc thẩm quyền giải quyết của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội 05 ngày (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ) Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố Không Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ Quy định về thành lập, tổ chức hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội
05 Đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập đối với cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập thuộc thẩm quyền giải quyết của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội 05 ngày (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ) Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố Không Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ Quy định về thành lập, tổ chức hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội
06 Giải thể cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập thuộc thẩm quyền giải quyết của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội 15 ngày (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ) Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố Không Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ Quy định về thành lập, tổ chức hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội
07 Cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở trợ giúp xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội 15 ngày (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ) Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố Không Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ Quy định về thành lập, tổ chức hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội
08 Cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở trợ giúp xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội 15 ngày (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ) Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố Không Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ Quy định về thành lập, tổ chức hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội
09 Tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào cơ sở trợ giúp xã hội cấp huyện 10 ngày (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ) Ủy ban nhân dân cấp huyện; người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội cấp huyện Không Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ Quy định về thành lập, tổ chức hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội
10 Tiếp nhận đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp vào cơ sở trợ giúp xã hội cấp huyện Trong 10 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận đối tượng; trường hợp kéo dài quá 10 ngày làm việc phải do cơ quan quản lý cấp trên xem xét, quyết định Ủy ban nhân dân cấp huyện; người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội cấp huyện Không Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ Quy định về thành lập, tổ chức hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội
11 Tiếp nhận đối tượng tự nguyện vào cơ sở trợ giúp xã hội cấp huyện Theo thỏa thuận Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội cấp huyện Không Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ Quy định về thành lập, tổ chức hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội
12 Dừng trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội cấp huyện 07 ngày (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ) Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội cấp huyện Không Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ Quy định về thành lập, tổ chức hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội

B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ

TT Tên thủ tục hành chính Thời hạn giải quyết Địa điểm thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cứ pháp lý
I. LĨNH VỰC TRẺ EM
01 Phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt 07 ngày (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ) Trung tâm công tác xã hội tỉnh Quảng Nam trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, phòng Lao động – Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố, cơ quan Công an các cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã. Không Luật Trẻ em năm 2016; Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em.
02 Đăng ký nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em đối với cá nhân, người đại diện gia đình nhận chăm sóc thay thế không phải là người thân thích của trẻ em 15 ngày (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cá nhân, người đại diện gia đình có nguyện vọng nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em. Không Luật Trẻ em năm 2016; Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em.
03 Thông báo nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em đối với cá nhân, người đại diện gia đình nhận chăm sóc thay thế là người thân thích của trẻ em 15 ngày (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cá nhân, người đại diện gia đình có nguyện vọng nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em. Không Luật Trẻ em năm 2016; Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em.
04 Chuyển trẻ em đang được chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội đến cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế 25 ngày (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã. Không Luật Trẻ em năm 2016; Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em.
II. LĨNH VỰC BẢO TRỢ XÃ HỘI
01 Đăng ký hoạt động đối với cơ sở trợ giúp xã hội dưới 10 đối tượng có hoàn cảnh khó khăn 10 ngày (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ) UBND cấp xã Không Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ Quy định về thành lập, tổ chức hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội

rubi

Nguồn: https://trangtinphapluat.com

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY

About admin

Bài viết liên quan

Quyết định 1331/QĐ-TTg năm 2021 về Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021-2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *