Tổng hợp các văn bản được ban hành từ ngày 14/5 đến -20/5/2018

Trangtinphapluat.com giới thiệu tới bạn đọc các văn bản được ban hành trong tuần 19, từ ngày 14-20/5/2018 như: Nghị định về tăng lương đối với cán bộ, công chức năm 2018; Mức bồi thường của cán bộ, công chức theo Luật Bồi thường nhà nước…

I/ VĂN BẢN TRUNG ƯƠNG

  1. Chính thức tăng lương cơ sở từ ngày 1-7-2018

          Ngày 15/5/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 72/2018/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7.

          Theo nghị định, từ ngày 1-7-2018, mức lương cơ sở là 1,39 triệu đồng/tháng, thay cho mức cũ là 1,3 triệu đồng/tháng.

Nghị định số 66/2018/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định về chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán nhà nước
Nghị định số 66/2018/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định về chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán nhà nước

          Nghị định này quy định mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (cấp huyện); ở xã, phường, thị trấn (cấp xã); ở đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang.

  1. Yêu cầu đối với đơn vị khai thác đập, hồ chứa nước

          Ngày 14/5/2018, Chính phủ  ban hành Nghị định 67/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi, theo đó: tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể theo từng quy mô của đập, hồ chứa nước.

– Hồ chứa nước đặc biệt quan trọng: Phải có 07 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, trong đó ít nhất 2 người có thâm nhiên quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước từ 5 năm trở lên.

– Hồ chứa nước lớn: Phải có 01 – 03 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, tùy dung tích dự trữ của hồ.

Nghị định 67/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợ
Nghị định 67/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợ

– Hồ chứa nước vừa: Phải có 01 người có trình độ cao đẳng chuyên ngành thủy lợi hoặc 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, tùy dung tích dự trữ của hồ.

– Hồ chứa nước nhỏ: Phải có 01 cán bộ trình độ THPT trở lên hoặc trình độ trung cấp thủy lợi trở lên, tùy duy tích dự trữ của hồ.

Ngoài ra, công nhân vận hành cửa van cống lấy nước, tràn xả lũ phải có chứng chỉ đào tạo về quản lý cống, tràn; Tràn xả lũ của hồ chứa phải có cửa van vận hành bằng điện…

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/07/2018.

  1. Mức bồi thường của người thi hành công vụ khi gây thiệt hại

Ngày 15/5/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 68/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Theo đó, nếu người thi hành công vụ có lỗi cố ý gây thiệt hại nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải hoàn trả với mức như sau:

– Nếu số tiền nhà nước đã bồi thường cao hơn 100 tháng lương của người thi hành công vụ thì mức hoàn trả là 50 tháng lương của người đó;

– Nếu số tiền nhà nước đã bồi thường từ trên 80 đến 100 tháng lương của người thi hành công vụ thì mức hoàn trả từ 40 đến dưới 50 tháng lương nhưng tối đa 50% số tiền mà Nhà nước bồi thường;

– Nếu số tiền nhà nước đã bồi thường từ 60 đến 80 tháng lương của người thi hành công vụ thì mức hoàn trả từ 30 đến dưới 40 tháng lương nhưng tối đa 50% số tiền mà Nhà nước đã bồi thường;

– Nếu số tiền nhà nước đã bồi thường thấp hơn 60 tháng lương của người thi hành công vụ thì mức hoàn trả bằng 50% số tiền Nhà nước đã bồi thường.

Lương để hoàn trả là lương cơ sở nhân với hệ số theo ngạch, bậc tại thời điểm có quyết định hoàn trả; trường hợp đã nghỉ việc thì việc hoàn trả căn cứ vào lương của người đó tại thời điểm trước khi nghỉ việc.

Nghị định 68/2018/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/07/2018.

          4. Hình thức xử lý tài sản khi kết thúc nhiệm vụ khoa học công nghệ

          Ngày 15/5/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 70/2018/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ Khoa học và công nghệ (KHCN) sử dụng vốn nhà nước.

Theo đó, đối với những tài sản trang bị để thực hiện nhiệm vụ KHCN thì sau khi kết thúc nhiệm vụ được xử lý theo các hình thức sau:

– Giao tài sản cho tổ chức chủ trì;

– Bán trực tiếp cho cá nhân tổ chức chủ trì;

– Giao quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân chủ trì;

Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chủ trì không nhận giao hoặc mua tài sản theo các hình thức nêu trên thì:

– Điều chuyển cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, Cơ quan Đảng cộng sản việt nam, Tổ chức chính trị – xã hội;

– Bán hoặc thanh lý hoặc tiêu hủy.

Nghị định 70/2018/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 15/5/2018

  1. Những đối tượng phải huấn luyện an toàn vật liệu nổ công nghiệp

Ngày 15/5/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 71/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ.

Theo đó, một số đối tượng mới (so với quy định hiện hành) phải được huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp, gồm:

– Người lao động trực tiếp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN);

– Người được giao quản lý kho VLNCN (hiện chỉ có Thủ kho mới phải huấn huyện);

– Người làm công tác phân tích, thử nghiệm VLNCN.

Ngoài ra, về người được giao quản lý kho tiền chất thuốc nổ:

– Phải được huấn luyện và cấp GCN huấn luyện kỹ thuật an toàn tiền chất thuốc nổ;

– Nếu đã được cấp GCN huấn luyện kỹ thuật an toàn VLNCN (còn hiệu lực) thì không phải thực hiện huấn luyện và cấp GCN huấn luyện kỹ thuật an toàn tiền chất thuốc nổ.

  1. Danh mục các chất ma túy và tiền chất

          Ngay 15/5/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 73/2018/NĐ-CP quy định danh mục các chất ma túy và tiền chất, có hiệu lực 15/5/2018, theo đó:

Danh mục I: Các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội; việc sử dụng các chất này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền.

Danh mục II: Các chất ma túy được dùng hạn chế trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Danh mục III: Các chất ma túy được dùng trong phân tích, kiểm nghiệm, điều tra tội phạm, nghiên cứu khoa học hoặc trong lĩnh vực y tế, thú y theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Danh mục IV: Các tiền chất

Các tiền chất sử dụng vì mục đích quốc phòng, an ninh do Bộ Công an quản lý cấp phép và xuất khẩu, nhập khẩu. Các tiền chất sử dụng trong lĩnh vực thú y do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý cấp phép và xuất khẩu, nhập khẩu.

  1. Bổ sung quy định bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa

          Ngày 15/5/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Có hiệu lực 01.7.2018)

          Nghị định 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điều kiện bảo đảm chất lượng sản phẩm trong sản xuất trước khi đưa ra thị trường. Theo đó, người sản xuất phải thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lượng sản phẩm theo quy định tại Điều 28 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường, đồng thời có trách nhiệm: a- Bảo đảm sản phẩm an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường; b- Tự xác định và thể hiện thông tin để cảnh báo về khả năng gây mất an toàn của sản phẩm; c- Trường hợp sử dụng mã số, mã vạch trên sản phẩm, hàng hóa hoặc bao bì sản phẩm, hàng hóa thì người sản xuất phải tuân thủ theo đúng quy định về sử dụng mã số, mã vạch.

  1. Công bố 12 thủ tục hành chính lĩnh vực y tế sửa đổi

          Ngày 16/5/2018, Bộ Y tế ban hành Quyết định 2968/QĐ-BYT công bố thủ tục hành chính sửa đổi được quy định tại Thông tư số 56/2017/TT-BYT hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.

          Tại Quyết định này, Bộ Y tế công bố 12 thủ tục hành chính lĩnh vực y tế sửa đổi, trong đó có: Khám giám định thương tật lần đầu do tai nạn lao động; Khám giám định lần đầu do bệnh nghề nghiệp; Khám giám định để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động; Khám giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần; Khám giám định lại đối với trường hợp tái phát tổn thương do tai nạn lao động…

Trong đó, thủ tục Khám giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần được hướng dẫn như sau:

– Người lao động hoặc tổ chức sử dụng lao động gửi hố sơ xin giám định cho Cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh

– Căn cứ hồ sơ, Cơ quan thường trực xem xét, tổ chức khám giám định theo đúng thời gian; Trường hợp không khám giám định, trong thời gian 10 ngày làm việc, Hội đồng giám định trả lời bằng văn bản cho cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu giám định biết, nêu rõ lý do

– Trong 10 ngày làm việc kể từ ngày Hội đồng có kết luận, cơ quan thường trực Hội đồng Giám định y tế có trách nhiệm phát hành Biên bản giám định y tế.

Quyết định này được ban hành và có hiệu lực từ ngày 16/05/2018.

          9. Chế độ ưu tiên cho công chức ngành Kiểm toán

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định 66/2018/NĐ-CP về chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán nhà nước (KTNN).

Theo đó, chế độ ưu tiên được thực hiện theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết 325/2016/UBTVQH14ngày 29/12/2016.

Hằng năm, KTNN được trích 5% số tiền do KTNN phát hiện và kiến nghị để chi khuyến khích, thưởng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của KTNN.

Mức chi không vượt quá 0.8 lần mức lương do Nhà nước quy định gồm: lương ngạch bậc, chức vụ; các khoản phụ cấp chức vụ, vượt khung, ưu đãi theo nghề.
Sau khi chi thưởng, số kinh phí còn lại được dùng để đầu tư cơ sở vật chất và tăng cường năng lực hoạt động của ngành.

Nguồn kinh phí 5% trên được trích từ số tiền do KTNN phát hiện và kiến nghị, đơn cử như:

– Các khoản tăng thu ngân sách nhà nước về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác;

– Các khoản đã chi ngân sách sai chế độ đã nộp lại cho ngân sách nhà nước,…
Nghị định 66/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018 và áp dụng từ năm ngân sách 2017.

          II, VĂN BẢN ĐỊA PHƯƠNG

1.     Quảng Nam công bố 62 thủ tục hành chính mới Ngành công thương

Ngày 15 tháng 5 năm 2018, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định 1537/QĐ-UBND công bố danh mục TTHC thuộc phạm vi quản lý nhà nước và giải quyết của Sở Công Thương, theo đó có 44 thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Ngành Công thương, cụ thể:

          Có 44 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương (16 danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, 09 danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, 19 danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ).

          Có 15 danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện (trong đó 9 danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, 6 danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ)

Có 3 danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã bị bãi bỏ.

rubi

.Nguồn: trangtinphapluat.com

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY

About admin

Bài viết liên quan

Quyết định 1331/QĐ-TTg năm 2021 về Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021-2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *