Tổng hợp các văn bản được ban hành từ ngày 16/4 đến 22/4/2018

Trangtinphapluat.com giới thiệu tới bạn đọc các văn bản pháp luật được ban hành từ ngày 16/4 đến ngày 22/4/2018, như: Xử phạt trong kinh doanh phân bón, chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Hướng dẫn trình tự, thủ tục lấy ý kiến cử tri về chia tách, thành lập địa giới hành chính; quy định về quản lý đường sắt…

  1. Vi phạm trong kinh doanh phân bón bị phạt đến 200 triệu

          Ngày 16/04/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 55/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón. Theo đó, mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính tối đa trong lĩnh vực phân bón đối với cá nhân là 100 triệu đồng, đối với tổ chức là 200 triệu đồng. Cụ thể:

Hành vi xếp đặt chung, để lẫn phân bón với một trong các loại hàng hóa khác như lương thưc, thực phẩm, hàng giải khát, thức ăn chăn nuôi, thuốc y tế, thuốc thú y sẽ bị phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng. Phạt tiền đến 50 triệu đối với hành vi buôn bán phân bón hết hạn sử dụng mà lô phân bón có giá trị dưới 70 triệu đồng.

Vi phạm trong kinh doanh phân bón bị phạt đến 200 triệu
Vi phạm trong kinh doanh phân bón bị phạt đến 200 triệu

          Các hành vi như: Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất phân bón không có trình độ đại học trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật…; Buôn bán phân bón có yếu tố hạn chế vượt mức giới hạn tối đa… bị phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng đối với 01 hành vi vi phạm.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón là 01 năm, trừ các trường hợp vi phạm hành chính về sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký.

  1. Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp

          Doanh nghiệp (DN) có dự án nông nghiệp (đặc biệt ưu đãi đầu tư, ưu đãi đầu tư và khuyến khích đầu tư) được Nhà nước giao đất hoặc được chuyển mục đích đất để làm nhà ở cho người lao động theo quy định tại Điều 55 Luật đất đai được miễn tiền chuyển mục đích sử dụng đất đối với diện tích đất được chuyển mục đích để xây dựng nhà ở cho người lao động làm việc tại dự án; được miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích đất đó sau khi được chuyển đổi.

Đây là một trong những chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tại Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (có hiệu lực 17/4/2018)

          Ngoài miễn, giảm tiền sử dụng đất, DN có dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư và khuyến khích đầu tư khi thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước thì được áp dụng mức giá đất ưu đã

Một số chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp
Một số chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp

i do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định và giá thuê đất, thuê mặt nước ổn định tối thiểu 05 năm.

          DN có dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư thì dự án đó được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 15 năm đầu kể từ ngày Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 07 năm tiếp theo.

DN có dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư thì dự án đó được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 11 năm đầu kể từ ngày Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 05 năm tiếp theo.

DN có dự án nông nghiệp (đặc biệt ưu đãi đầu tư, ưu đãi đầu tư, khuyến khích đầu tư) được Nhà nước cho thuê đất xây dựng nhà ở cho người lao động của dự án, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp (đất xây dựng nhà xưởng, kho chứa, sân phơi, đường giao thông, cây xanh) kể cả đất được phép chuyển mục đích sang các loại đất quy định tại khoản này để phục vụ dự án đó thì được miễn tiền thuê đất.

          DN nông nghiệp nhỏ và vừa mới thành lập được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước trong 05 năm đầu kể từ ngày dự án hoàn thành đi vào hoạt động và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 10 năm tiếp theo.

  1. Hướng dẫn thời gian lấy ý kiến cử tri về thành lập, chia tách địa giới hành chính cấp huyện, cấp xã

          Thời gian lấy ý kiến cử tri về thành lập, nhập, chia, giải thể địa giới hành chính, được quy định tại Nghị định 54/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 của Chính phủ về hướng dẫn việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, cụ thể:

            + Sau khi xây dựng Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản kèm theo mẫu Phiếu lấy ý kiến, tài liệu lấy ý kiến gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện để chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc lấy ý kiến cử tri trên địa bàn cấp huyện;

Hướng dẫn thời gian lấy ý kiến cử tri về thành lập, chia tách địa giới hành chính
Hướng dẫn thời gian lấy ý kiến cử tri về thành lập, chia tách địa giới hành chính

          + Trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản kèm theo mẫu Phiếu lấy ý kiến, tài liệu lấy ý kiến gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lấy ý kiến cử tri theo từng thôn, tổ dân phố;

          + Trong thời gian tối đa 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân cấp xã tổ chức và hoàn thành việc lấy ý kiến cử tri theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương và Nghị định này;

          + Trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc lấy ý kiến cử tri, Ủy ban nhân cấp xã tổng hợp và lập báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri trên địa bàn gửi Hội đồng nhân dân cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp huyện.

          Trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri của Ủy ban nhân dân cấp dưới, Ủy ban nhân cấp tỉnh, cấp huyện tổng hợp và lập báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri trên địa bàn gửi cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương và Nghị định này.

          4. Quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt

    Ngày 16/4/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2018/NĐ-CP​ về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt; Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/07/2018.

​          Theo đó, Nghị định này quy định về: Đặt tên tuyến, tên ga đường sắt; tháo dỡ tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt; phạm vi bảo vệ công trình, hành lang an toàn giao thông đường sắt; quản lý, sử dụng, khai thác đất dành cho đường sắt; trách nhiệm quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt.

          Một số quy định về hành lang an toàn giao thông đường sắt như sau: Đường sắt tốc độ cao trong khu vực đô thị là 05 mét, ngoài khu vực đô thị là 15 mét; đường sắt đô thị đi trên mặt đất, đường sắt còn lại là 03 mét; nhà làm bằng vật liệu dễ cháy phải cách chỉ giới hành lang an toàn giao thông đường sắt ít nhất là 05 mét; tầm nhìn của người lái tàu đối với đường ngang tối thiểu là 1000 mét;…

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT
Quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt

          UBND cấp huyện có trách nhiệm quản lý, bảo vệ, thực hiện các biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi lấn chiếm đất dành cho đường sắt thuộc phạm vi quản lý theo phân cấp của UBND cấp tỉnh; chủ trì giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật. Chủ tịch UBND cấp huyện phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật trong trường hợp đất dành cho đường sắt bị lấn, chiếm, sử dụng trái phép.

          UBND cấp xã trực tiếp quản lý, bảo vệ, thực hiện các biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi lấn chiếm đất dành cho đường sắt thuộc phạm vi quản lý theo phân cấp của UBND cấp huyện; chủ trì giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật. Chủ tịch UBND cấp xã phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật trong trường hợp đất dành cho đường sắt bị lấn, chiếm, sử dụng trái phép.

  1. Cắt giảm, đơn giản 384/570 điều kiện dinh doanh trong lĩnh vực giao thông

 Đây là nội dung nổi bật tại Quyết định 767/QĐ-BGTVT ngày 17/4/2018 của Bộ Giao thông công bố phương án cắt giảm, đơn giản các quy định về điều kiện kinh doanh (ĐKKD) trong lĩnh vực giao thông vận tải.

Theo đó, Bộ GTVT quyết định cắt giảm, đơn giản 384 điều kiện trên tổng số 570 điều kiện dinh doanh thuộc lĩnh vực giao thông vận tải.

Rubi

 Nguồn: trangtinphapluat.com

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY

About admin

Bài viết liên quan

Quyết định 1331/QĐ-TTg năm 2021 về Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021-2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *