Công trình đại thủy nông Phú Ninh

PhotobucketNăm 1952, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp đang chuẩn bị chuyển sang giai đoạn tổng phản công thì ở Quảng Nam – Đà Nẵng xảy ra nạn đói trên địa bàn nửa tỉnh phía nam, do nắng hạn làm cho vụ lúa tháng 3 mất trắng.

Trước tình hình bức xúc đó, Tỉnh ủy và Ủy ban Kháng chiến – Hành chính tỉnh chủ trương đắp đập thác Mui, ngăn sông Tam Kỳ, đào kênh dẫn nước về tưới các cánh đồng khô hạn của huyện Tam Kỳ. Nhưng việc tính toán nóng vội, chủ quan thiếu điều tra khảo sát thực tế và sự thẩm định khoa học, cho nên đã không thành công. Khắp các huyện vùng tự do vào thời ấy dấy lên phong trào đi đào kênh Ba Kỳ. Hàng chục vạn ngày công, hàng trăm tấn lương thực, gạo, sắn, khoai, bắp đã bỏ ra để đổi lấy dòng nước hạnh phúc, nhưng kết cục dang dở, thất bại. Công việc đào kênh giữa chừng bị bỏ, vì “lực bất tòng tâm”. Một vỉa đá khổng lồ chắn giữa đèo Tư Yên, mà trình độ kỹ thuật và phương tiện vật chất, dụng cụ thời bấy giờ chưa thể giải quyết được.

Sau ngày giải phóng, vấn đề nước tưới cho các cánh đồng ở phía nam tỉnh là một yêu cầu lớn cần có phương án giải quyết. Việc xây dựng công trình đập Phú Ninh – tất nhiên với quy mô lớn hơn thời kháng chiến chống Pháp – lại được lãnh đạo tỉnh đặt ra, và coi đây là viên đá đầu tiên của cơ sở vật chất mang lại ấm no hạnh phúc cho người dân. Kế hoạch đề ra đã được Bộ Thủy lợi nhất trí tán thành và cử nhiều đoàn cán bộ đến giúp tỉnh khảo sát, thiết kế, lập luận chứng kinh tế – kỹ thuật, trình Chính phủ duyệt. Với tinh thần tấn công Đại thắng mùa xuân, mà dư âm của nó chưa tắt, bằng sự nỗ lực, khẩn trương hiếm có, chỉ một năm sau Ủy ban Nhân dân tỉnh đã trình phương án lên Chính phủ, mà lẽ ra bình thường phải mất từ 5 đến 7 năm.

Sau khi kế hoạch được duyệt (12-7-1977) chỉ một tháng sau, ngày 29-8-1977, Tỉnh ủy và Ủy ban Nhân dân tỉnh phát lệnh nổ 29 quả mìn định hướng phá vỡ vỉa đá khổng lồ nơi đèo Tư Yên, mà trước đây, năm 1952 ta phải đành thúc thủ. Có thể coi đây là cái mốc lịch sử mở đầu cho một dòng sông nhân tạo kéo dài hơn 50km, đưa nước về cho hàng vạn hécta đồng đất đang khát.

Phong trào đi xây dựng công trình đại thủy nông Phú Ninh được phát động trong toàn tỉnh, thu hút hàng chục ngàn lao động, thanh niên, học sinh, sinh viên, bộ đội, cán bộ khoa học kỹ thuật, văn nghệ sĩ… đến công trường.

Tại ngay lòng hồ Phú Ninh, nơi sẽ bị ngập sâu dưới hàng trăm triệu m3 nước, có 5.000 dân phải di dời. Đây quả là một sự hy sinh không nhỏ của người dân vừa mới thoát khỏi cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài 30 năm.

Ngày 29-3-1979, sau hai năm trời lao động cật lực của hàng chục vạn con người, lễ chặn dòng sông Tam Kỳ đã được thực hiện. Một con đập cao 32m, dài 500m được xây dựng để tích nước tưới cho trên 20.000 hécta đồng khô cỏ cháy, biến từ một vụ lúa thành hai, ba vụ. Hồ Phú Ninh có sức chứa 344 triệu m3  nước là công trình đại thủy nông lớn được xây dựng ở miền Nam sớm nhất sau ngày giải phóng.

Nước hồ Phú Ninh được đưa về tưới các cánh đồng, vườn tược ở các huyện, thị phía nam tỉnh đã góp phần quan trọng làm thay đổi hẳn môi trường sinh thái, điều hòa khí hậu, tạo điều kiện xóa bỏ những tập tục, thói quen sản xuất lạc hậu, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân.

Công trình đại thủy nông Phú Ninh là một cột mốc lịch sử rất có giá trị và ý nghĩa về nhiều mặt trên con đường phấn đấu xóa bỏ đói nghèo, lạc hậu, đồng thời là biểu hiện của tinh thần dám nghĩ của những người lãnh đạo của một địa phương vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài 30 năm).

(16/11/2011)
Nguồn :ubnd.dangnang.gov.vn

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY

About kesitinh355

Bài viết liên quan

Đánh ghen quá đà, coi chừng đi tù!

(trangtinphapluat.com)- Ngày 8-5, sau khi điều tra, xác minh, Công an huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *