Liệt sĩ cách mạng, quê làng Kim Nặc, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Vốn là giáo viên của trường tiểu học Vinh, từ năm 1926 ông tham gia nhóm Phục Việt (sau đổi tên là Tân Việt). Vì tham gia truy điệu nhà yêu nước Phan Châu Trinh, ông bị cách chức. Năm 1927, ông vào Nam, dạy học ở An Nam học đường (tức trường Nguyễn Xích Hồng) tại Sài Gòn và cùng các đồng chí Nguyễn Đình Kiên, Đào Xuân Mai, Trần Ngọc Danh, Nguyễn Khoa Hiền… hoạt động phát triển tổ chức đảng Tân Việt. Tháng 12-1928, ông cùng Phan Đăng Lưu, Lê Liên Vụ, Trần Ngọc Danh sang Quảng Châu, liên lạc với Tổng bộ Việt Minh Thanh niên cách mạng đồng chí hội, Phan Đăng Lưu trở về nước, ông và Trần Ngọc Danh được giới thiệu sang học ở Liên Xô ở trường Đại học Phương Đông tại Mátxcơva với bí danh Suixkine. Đến năm 1932, ông lên đường về nước, nhưng đến Pháp thì bị bắt và bị trục xuất sang Bỉ. Ông tìm cách sang Trung Quốc. Từ 1934, ông cùng Lê Hồng Phong tham gia Ban chỉ huy hải ngoại Đảng. Năm 1935, ông có chân trong Ban chấp hành trung ương tại Thượng Hải. Vài năm sau ông về nước tích cực hoạt động. Tháng 5-1938, ông bị bắt tại Sài Gòn rồi bị trục xuất về quê để quản thúc. Hai năm sau 1940, chúng lại đưa ông vào Sài Gòn để xử lại, tuyên án 5 năm tù vào ngày 25-10-1940. Đến ngày 25-3-1941 chúng lại tuyên án tử hình, đưa ông và Nguyễn Văn Cừ, Phan Đăng Lưu, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Hữu Tiến xử bắn tại Hóc Môn. Hà Huy Tập là một chiến sĩ Cộng sản kiên cường, lập công đầu trong công cuộc chống đế quốc. Nguồn:Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Bá Thế 2006, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, Tr. 280. |
Bài viết liên quan
Đoàn thanh niên xã Tam Đại thực hiện các phần việc trong xây dựng mô hình dân vận khéo năm 2024
Năm 2024 Đoàn thanh niên xã đăng ký mô hình dân vận khéo cải tạo …