Giai thoại về Biểu tượng Song hỷ

Hàng năm cứ đến độ tháng tám âm lịch trở đi cũng là lúc “mùa cưới” nở rộ. Hai chữ “Song hỷ” lại được dịp làm biểu tượng cho niềm vui tân hôn của đôi lứa và hai họ sui gia.

Nguồn gốc hai chữ “Song hỷ” do đâu mà ra?

sh2.jpgTương truyền tại vùng đất Tô Châu ở Trung Quốc có nhiều danh lam thắng cảnh, những cô gái ở đây rất đẹp. Đây cũng là nơi có nghề dệt lụa tơ tằm đặc sắc như muốn tô điểm thêm vẻ kiều diễm của các cô gái duyên dáng, xinh đẹp, nghiêng nước nghiêng thành. Đời nhà Minh có anh thư sinh thông thái và đẹp trai tên là Minh Châu con một viên quan nhỏ. Sau bao năm dùi mài kinh sử, Minh Châu đã đổ cử nhân, lên kinh thành để vào thi Hội. Đi ngang qua đất Tô Châu, anh nghỉ lại vài ngày để vãn cảnh. Một hôm đến phố nọ, anh gặp một phú ông đang mở tiệc mừng thọ. Trong nhà treo đèn kết hoa rực rỡ, khách khứa ra vào đông như hội. Bên ngoài cổng có treo một lồng đèn lớn, kẻ qua người lại xúm nhau xem xét, bàn tán. Bởi phú ông có dán một vế đối, ai đối được ông sẽ gả con gái đẹp cho người đó. Vế đối là :

“Tẩu mã đăng, đăng tẩu mã; Đăng tức, mã dinh tề”.

Nghĩa là :

“Đèn kéo ngựa, ngựa kéo đèn; Đèn tắt, ngựa dừng chân”.

Nhiều người đối, nhưng chưa ai đối chuẩn. Anh thư sinh nọ cũng dừng lại xem và muốn đối thử để chiếm người đẹp, nhưng do đã tới kỳ thi nên nghĩ mãi không ra được câu đối.

Đường lên kinh thành xa xôi, gập ghềnh vất vả. Song câu đối của lão phú ông và người đẹp Tô Châu cứ canh cánh bên lòng. Vào thi hội, sau khi làm đề phú, quan triều đình ra một vế đối để xét tài sĩ tử, vế đối là :

 “Phi kỳ hổ, hổ kỳ phi; Kỳ quyển, hổ tàng nhân”.

Nghĩa là :

“Cờ bay hổ, hổ bay cờ; cờ cuốn, hổ giấu mình”.

sh3.jpgVậy là không ngờ vế ra trong câu đối của quan trường thi lại hết sức chỉnh với vế đối dán ở cổng nhà phú ông đất Tô Châu. Anh sĩ tử may mắn nọ liền viết đối lại và nộp quyển trước tiên. Xem qua, quan trường thi gật gù tâm đắc. Ngày xứng danh, anh thư sinh đậu tiến sĩ.

Nhận áo mũ vua ban, ông Nghè may mắn nọ vinh quy bái tổ, mang niềm vui về làng. Đi ngang qua đất Tô Châu vế đối của nhà phú ông vẫn còn đó, nghĩa là chưa ai đối được, anh liền xin vào đối bằng chính vế đối ra đề thi của quan chủ khảo. Phú ông và bạn bè của ông đều gật đầu tấm tắc khen hay, thế là anh được sánh duyên cùng người đẹp.

Nhờ một câu đối mà được hai niềm vui. Đỗ tiến sĩ và lấy được người đẹp, đúng là “Song hỷ”.sh1.jpgDo vậy người cưới anh lấy hai chữ “hỷ” dán trước nhà như một sự may mắn hiếm có trong đời.

Ngày nay mọi người dùng chữ “Song hỷ” trong các đám cưới chính là sự cầu mong may mắn, nhiều niềm vui cùng đến. Chữ “song hỷ” trở thành một biểu tượng không thể thiếu được trong mọi cuộc hôn nhân.

 

Sưu tầm

Nguồn:saga.vn

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY

About admin

Bài viết liên quan

Tổng hợp các văn bản được ban hành từ ngày 02/4 đến 08/4/2018

Hướng dẫn cấp bù chênh lệch lãi suất thực hiện chính sách cho vay mua …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *