“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”
Theo sử cũ và truyền thuyết để lại, nước Văn Lang lú bấy giờ có 15 bộ lạc Việt sinh sốngchủ yếu ở miến trung du và đồng bằng châu thổ sông Hồng. hàng chục bộ lạc Âu Việt sinh sống ở vùng Việt Bắc.
Do nhu cầu trị thủy, chống giặc ngoại xâm và do việc trao đổi kinh tế văn hóa ngàng càng được đẩy mạnh, giữa các bộ lạc gần gũi nhau về dòng máu có xu hướng tập hợp và thống nhất với nhau.
Trong số các bộ lạc Lạc Việt, có bộ lạc Văn Lang là hùng mạnh hơn cả, lãnh thổ của bộ lạc này trải dài từ chân núi Ba Vì tới sườn Tam Đảo. Thủ lãnh của bộ lạc ăn lang đã đóng vai trò lich sử là người đứng ra thống nhất các bộ lạc Lạc Việt, dựng nên nước Văn lang. Ông xưng Vua.Sử gọi là Hùng Vương và con cháu ông sau này nhiều đời cũng mang danh hiệu đó:
1. Kinh Dương Vương Lộc Tục, tôn dâng miếu hiệu là Hùng Dương.
2. Lạc long Quân Sùng Lãm, thuỵ hiệu Hùng Hiền.
3. Hùng Lân.
4. Hùng Việp.
5. Hùng Hi.
6. hùng Huy.
7. Hùng Chiêu.
8. Hùng Vĩ.
9. Hùng Định.
10. Hùng Hi.
11. Hùng Trinh.
12. Hùng Võ.
13. Hùng Việt.
14. Hùng Anh.
15. Hùng Triều.
16. Hùng Tạo.
17. Hùng Nghị.
18. Hùng Duệ.
Hùng Vương là thủ lãnh của Việt Nam thời kỳ bắt đầu dựng nước. Lãnh thổ sinh trưởng đầu tiêncủa tổ tiên là Miền bắc Việt Nam. Đất không rộng lắm, có đủ sức sinh tồn và phát triển. nhũng nhóm dân cư quan trọng nhất là người Việt cổ. Ban đầu họ sống thành từng công xã, ràng buộc với nhau bởi mối quan hệ máu mủ.H Họ đoàn kết tương thân,tương ái trong công vịê làm ăn vàgiữ nước. Con người Việt Nam ở thời Hùng Vương vừa mới cố sức vươn lên khỏi cuộc sống tự nhiên đầy khó khăn gian khổ, rừng rậm, đầm lầy, thú dữ, giông bão, lụt lội… đã phải đương đầu với những kẻ thù xâm lược. Thánh Gióng là thiên thần thoại lịch sử rất đẹp, ca ngợi tinh thần chiến đấu bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta. những truyền thống tốt đẹp đó được duy trì rất lâu trong xã hội Việt Nam.
Thời kỳ Hùng Vương là một giai đoạn rất quan trọng trong lịch sử dân tộc. Chính thời kỳ này đã xây dựng nên một nền tảng của dân tộc Việt Nam, nền tảng văn hóa Việt Nam và truyền thống yêu nước. Ngày nay nhân dân ta lấy ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm làm ngày giỗ tổ và cùng nhau về thăm đền Hùng để tửơng nhớ đến cội nguồn, tổ tiên của dân tộc Việt Nam.
Nguồn:tinhdoanbinhthuan.vn