Tin mới

Một số dạng trò chơi sinh hoạt tập thể (cải biên) tiếp theo

Biên soạn: Huỳnh Toàn

Trường Đoàn Lý Tự Trọng

49.Trò chơi gốc : MÁT XA

Quản trò hướng dẫn người chơi câu hát sau:

            “Mát – xa nhưng không bằng xa – mát.

            Mát – xa tay, mát – xa chân

            Mát – xa đầu, xa cổ, xa lưng”

1001848_304994926301885_68836202_nCải biên 1:

            Quản trò và ngươi chơi cùng hát và thực hiện những động tác theo câu hát. Càng lúc quản trò hát càng nhanh hơn và người chơi phải làm đúng theo câu hát chứ không được bắt chước những động tác sai của quản trò. Người nào thực hiện sai sẽ bị phạt.

Cải biên 2:

            Sau khi người chơi đã quen với câu hát. Quản trò hát và có thể cắt ngang bài hát ở bất kỳ chỗ nào. Người chơi cũng phải dừng tay lại ở chỗ đó. Nếu người chơi nào vẫn tiếp tục hát và làm động tác thì sẽ bị phạt.

Cải biên 3:

            Là sự kết hợp giữa cách thứ nhất và cách thứ hai, nâng dần tính phức tạp của trò chơi.

50.Trò chơi gốc: BẮN SÚNG

     Cách chơi:

Người chơi đứng thành vòng tròn và bắt 1 bài hát. Quản trò đi vòng quanh trong vòng tròn, bất thình lình chỉ tay vào 1 người chơi, hô “Bắn”. Người đó phải nhanh chóng ngồi xuống nếu không sẽ bị bắn “chết”. Hai người 2 bên quay súng vào nhau và hô “Đùng”. Người nào bắn chậm cũng sẽ bị phạt. ( Cách chơi cũ)

            Quản trò đến đứng đối diện với 1 người chơi và la lớn “Á”. Người chơi đó phải nhanh chóng chĩa súng vào quản trò và hô “Đùng”

            Hoặc người quản trò đến đối diện với người chơi và la lớn “Đùng” . Người chơi phải nhanh miệng hô “Á”

            Kết hợp cả 3  Cách chơi vừa nhanh vừa bất ngờ, trò chơi sẽ thêm phần hào hứng.

51.Trò chơi gốc: LUYỆN TIẾNG VIỆT

     Cách chơi:

Quản trò qui định với người chơi 1 số động tác sau:

– Dấu chấm       : nhảy lên 1 cái

– Dấu hỏi           : uốn éo thân mình

– Dấu phẩy        : nghiêng người sang trái

– Dấu ngã          : nghiêng người sang phải.

Người chơi đứng thành vòng tròn và bắt bài hát, quản trò đi vòng quanh  và đến đối diện 1 người chơi, nói tên 1 dấu. Người này phải làm động tác của dấu đó thật nhanh. Hoặc quản trò nói tên của 1 dấu nhưng lại làm động tác diễn tả 1 dấu khác. Người chơi phải thực hiện theo lời nói của quản trò chứ không được làm theo động tác của quản trò. ( Cách chơi cũ)

Để trò chơi có tính giáo dục cao hơn, ta có thể chơi theo cách sau: Quản trò đọc lên 1 câu nói về qui tắc ngữ pháp, ví dụ: “Cuối câu cảm là dấu …” Người chơi phải xác định được là dấu gì và thực hiện động tác diễn tả dấu đó.

52.Trò chơi gốc : NẮNG – MƯA – CÓC – ẾCH

            Quản trò qui định với người chơi 1 số động tác sau:

– Nắng      : đứng lên

– Mưa       : ngồi xuống

– Cóc        : nhảy ra

– Ếch        : nhảy vô

Cải biên 1:

Người chơi đứng thành vòng tròn và thực hiện các động tác theo lời nói của người quản trò. Ví dụ: Quản trò nói: “Nắng” thì người chơi đứng. Quản trò nói: “Mưa” thì người chơi ngồi. Có thể kết hợp nắng với cóc, ếch hoặc mưa với cóc, ếch. Người chơi nào làm sai sẽ bị phạt.

Cải biên 2:

            – Quản trò hô: “Trời nắng”, người chơi đáp” thành cóc” và ngồi xuống.

            – Quản trò hô: “Trời mưa”, người chơi đáp” thành người” và đứng lên.

Quản trò sẽ cố ý làm các động tác sai. Người chơi nào làm theo động tác sai sẽ bị phạt.

 

53.Trò chơi gốc: ĐOÀN KẾT

     Cách chơi:

            Người chơi đứng thành vòng tròn. Quản trò đứng giữa vòng tròn, hô: “Đoàn kết! Đoàn kết!”. Cả vòng tròn hỏi: “Kết mấy? Kết mấy?”. Quản trò hô: “Kết 2.” (hoặc “Kết 3”, “Kết tư”, …). Người chơi sẽ kết lại theo yêu cầu của quản trò. Cừ thế, quản trò yêu cầu kết càng nhiều thì vòng tròn sẽ càng rối nhưng không nên kết nhiều quá.

     Luật chơi:

            Nhóm nào kết không đủ số hoặc dư ra sẽ bị phạt.

Cải biên 1:

     Cách chơi: Người quản trò yêu cầu vòng tròn tách ra thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 2,3 hoặc 4 người với điều kiện là những người trong nhóm có cùng 1 điểm giống nhau (tóc ngắn, đeo đồng hồ, đội nón, mang dép có quai, …)

            Người quản trò hô: “Đoàn kết! Đoàn kết!”. Cả vòng tròn hỏi: “Kết mấy? Kết mấy?”. Quản trò hô: “Kết 2 nhóm tóc ngắn và tóc dài”.Nhóm tóc ngắn và nhóm tóc dài sẽ kết lại với nhau. Các nhóm không đúng với yêu cầu của quản trò thì đứng yên. Cứ thế, quản trò sẽ tìm cách kết vòng tròn lại thành chỉ còn 2 nhóm.

     Luật chơi:

            Nhóm nào không thực hiện theo yêu cầu của quản trò sẽ bị phạt.

 

Cải biên 2: CHIA RE

     Cách chơi:

            Lúc này, vòng tròn đang có 2 nhóm (ở trò chơi cải biên 1). Quản trò chọn ra 2 người làm kẻ thù. Quản trò hô: “Chia rẽ! Chia rẽ!” Người chơi hỏi: “Rẽ mấy? Rẽ mấy”. Quản trò đáp: “Rẽ thành 20 (hoặc 15, 10, 5, …). Người chơi sẽ tách ra thành những nhóm nhỏ với số lượng theo yêu cầu của quản trò. Hai người đóng làm kẻ thù sẽ chạy vào giành chỗ ở nhóm nào đang lộn xộn, chưa đủ số. Người nào dư ra thì sẽ bị làm kẻ thù.

            Lần 2, 3, 4, … Quản trò tiếp tục tách người chơi ra thành từng nhóm nhỏ hơn, lúc đó số người sẽ bị nhiều hơn.

54.Trò chơi gốc: VƯỜN BÁCH THU

     Cách chơi:

            Người chơi kết thành mỗi nhóm 5 người. Mỗi nhóm chọn 1 loài động vật và kêu theo tiếng kêu của con vật đó. Quản trò chỉ 1 nhóm trước. Nhóm bị chỉ sẽ ngồi xuống, giả tiếng kêu của con vật mình chọn rồi đứng lên giả tiếng kêu của con vật nhóm khác chọn. Nhóm bị nhái tiếng kêu sẽ làm tương tự nhóm 1. Cứ thế, trò chơi tiếp tục.

     Luật chơi:

            Nhóm nào kêu không đều, kêu chậm hoặc kêu sai sẽ bị phạt.

 

Cải biên 1: VƯỜN CÂY ĂN TRÁI

     Cách chơi:

            Cũng với  Cách chơi như trên nhưng đổi loài động vật thành tên các loại trái cây có 2 chữ. Ví dụ: dưa hấu, chôm chôm, … Các nhóm sẽ gọi nhau theo tên của loại trái cây mà các nhóm đã chọn cho mình và trò chơi tiến hành như luật lệ ở trò chơi trên.

     Luật chơi: (như trò chơi gốc)

Cải biên 2: “TỔNG ĐÀI ÂM” GỌI MÓN ĂN

     Cách chơi:

            Cũng như  Cách chơi như trên nhưng thêm 1 số chi tiết phức tạp hơn.

            Mỗi nhóm chọn chọn cho mình 1 số gồm 3 chữ số dễ nhớ (giống số tổng đài). Ví du: 101, 201, 301, … đồng thời chọn riêng tên 1 món ăn kỳ dị nhất cho nhóm mình. Ví dụ: Ớt xào lăn, Chuối chấm nước mắm, … Nhóm nào bị quản trò chỉ trước sẽ ngồi xuống nói tên món ăn của mình và đứng lên kêu số đài của nhóm khác. Nhóm được kêu sẽ ngồi xuống nói tên món ăn của mình rồi kêu số đài của nhóm khác. Cứ thế trò chơi tiếp tục.

     Luật chơi: (như trò chơi gốc)

 

55.Trò chơi gốc :BÃO THỔI

Cải biên : “ BÃO THỔI” CẢI BIÊN

     Cách chơi:

            Dùng cho sinh hoạt vòng tròn. Người quản trò đứng giữa vòng tròn và hô to: “Bão thổi! Bão thổi!”. Cả vòng tròn đồng thanh đáp: “ Thổi ai? Thổi ai?” Quản trò tiếp tục hô lên đặc điểm chung của 1 số bạn nào đó. Ví dụ: “Thổi những bạn mang dép” hoặc “Thổi những bạn đeo đồng hồ” vv… Vòng tròn lại tiếp tục hỏi: “ Cấp mấy? Cấp mấy?” Người quản trò có thể trả lời: “Cấp 1”, “Cấp 2” vv…. Ứng với một cấp độ đó là 1 hình thức di chuyển khác nhau. Ví dụ: “Cấp 1” – đối trọng sẽ di chuyển bằng cách bò; “Cấp 2” – đối trọng sẽ di chuyển bằng cách cò 1 chân… Cứ thế, trò chơi được tiếp tục.

     Luật chơi:

            Ai thực hiện sai động tác qui định sẽ bị phạt.

 

Cải biên 2: “BÊN PHẢI, BÊN TRÁI”

     Cách chơi:

            Quản trò đứng giữa vòng tròn, giơ cao tay trái hoặc tay phải. Vòng tròn tùy theo quản trò giơ tay trái hay tay phải mà thực hiện:

–          “Tay trái” : nhảy sang phải và hô to: “bên trái”

–          “Tay phải” : nhảy sang trái và hô to: “bên phải”

Cứ thê, trò chơi tiếp tục.

     Luật chơi:

            Ai hô hay làm sai động tác sẽ bị phạt.

Cải biên 3: XE THÔNG KHÓI

     Cách chơi:

            Quản trò chia người chơi thành từng đội khoảng 10 người và ứng với số đội chọn ra số giám sát viên tương ứng (mỗi đội một giám sát).

            Sân chơi được chia thành số đường chạy tương ứng với số đội. Mỗi đường dài khoảng 30 – 40 mét. Trên mỗi đường chạy, đặt các chướng ngại vật.

            Bắt đầu cuộc chơi, các đội đứng thành từng hàng dọc trước đường chạy. Bạn sau ôm chặt bụng bạn trước. Trọng tài đứng cuối đường chạy, ra hiệu lệnh xuất phát. Các giám sát viên theo dõi và bắt trở về vạch xuất phát chạy lại đội nào vi pham luật.

     Luật chơi:

Đội nào bị đứt hàng hoặc chạm vào chướng ngại vật khi đang chạy sẽ phải chạy lại từ đầu.

 

Cải biên 4: TIẾT KIỆM NƯỚC

     Cách chơi:

            Quản trò chia người chơi thành nhiều đội, mỗi đội khoảng 10 – 15 người. Mỗi đội được chuẩn bị 1 thau nước, 1 cái ca và 1 cái muỗng canh.

Quản trò cho các đội xếp thành hàng dọc. Các người chơi đứng dang chân rộng hơn vai, khom người xuống (như đứng thế “trung bình tấn”). Đặt cuối mỗi hàng 1 thau nước và đầu mỗi hàng 1 cái ca không. Khi nghe lệnh bắt đầu, người cuối hàng sẽ cầm muỗng lòn giữa 2 chân để múc nươc, sau đó chuyền qua giữa 2 chân của người đứng trước mình. Người này cầm lấy và chuyền tiếp lên phía trước cũng theo cách như vậy. Cứ thế cái muỗng sẽ được chuyền cho người dứng đầu hàng. Người này đổ nước trong muỗng vào ca, rồi lại chuyền cái muỗng về phía sau theo cách tương tự để múc thêm nước. Ca của đội nào đầy nước trước là đội đó thắng.

+Luật chơi:

            Nếu muỗng bị rớt thì các người chơi phải chuyền muỗng về phía sau chứ không được quăng.

 

Cải biên 5: NỮ HOÀNG VÀ HOÀNG THƯỢNG

     Cách chơi:

             Người chơi đứng thành vòng tròn. Quản trò đứng giữa vòng tròn cùng các người chơi hô to: “Bệ hạ là ai?” và vỗ tay 4 cái. Sau đó người quản trò sẽ hô: “ Là con trai” hoặc “Là con gái”. Nếu”Là con trai”, các bạn nữ sẽ nhảy vào trong vòng tròn, xoay người về phía các bạn nam, quì xuống hô to: “Muôn tâu hoàng thượng.” Nếu “Là con gái” thì các bạn nam sẽ làm tương tự và hô to: “Muôn tâu nữ hoàng.”

     Luật chơi:

            Người nào thực hiện chậm, sai động tác hoặc hô sai sẽ bị phạt.

 

 

 

 sưu tầm

About admin

Bài viết liên quan

Đoàn thanh niên xã Tam Đại thực hiện các phần việc trong xây dựng mô hình dân vận khéo năm 2024

Năm 2024 Đoàn thanh niên xã đăng ký mô hình dân vận khéo cải tạo …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *