Những trò chơi sinh hoạt tập thể (tiếp theo)

VIII. TRÒ CHƠI TẬP QUAN SÁT:

–                 Mục đích: Tập luyện cho các em biết quan sát, nhanh nhạy.

  1. 1.      Nào cùng chuyền:

–                 Cách chơi: các em ngồi xếp bằng thành vòng tròn, tay trái để ngửa trên đầu gối bạn kế bên. Quản trò cầm trên tay 1 viên sỏi, cục phấn… và chọn 1 em bứơc ra ngoài vòng. Tất cả các em cùng bắt 1 bài hát. Quản trò liền trao viên sỏi cho bất ký em nào trong vòng tròn. Tay phải em này lập tức cầm bỏ viên sỏi vào tay trái người bạn kế bên, cứ thế em này chuyền nhanh sang em kia. Trong khi đó, em đứng bên ngoài bước vào vòng tròn, tìm xem ai đang giữ viên sỏi. Em nào bị bắt trúng, sẽ phải vào vòng thay thế bạn.

933871_304997006301677_936737328_n

     Luật chơi:

1 –     Trong khi quan sát, em đứng giữa có thể “bắt” ngay người đang giữ viên sỏi hoặc đợi đến khi chấm dứt bài hát. Nếu chỉ sai, em này sẽ bị phạt và phải tìm lại.

2 –     Nếu số lượng đông, các em có thể chọn 2 em ra tìm viên sỏi.

3 –     Trước khi chơi, quản trò nên cho người đứng giữa nhận diện viên sỏi để trong khi chuyền, các em không được tráo viên khác.

4 –     Thời gian chơi từ 10 đến 20 phút.

  1. 2.      Mìn nổ:

–                 Cách chơi: Các em cũng ngồi thành vòng tròn, tìm 1 vật dụng nào đó vừa tầm tay: trái banh, cái khăn … các em ngồi vừa ca hát vừa chuyền banh. Bài ca đã dứt mà em nào còn cầm trái banh tức là bị “mìn nổ” trúng. Em đó sẽ bị phạt vì chậm tay.

–                 Luật chơi: Trái banh phải được chuyền từ người này sang người khác, kế tiếp. Khi “mìn nổ” trúng vào ai, người ấy phải tự giác nhận, không được liệng banh sang bạn.

  1. 3.      Truyền điện:

–                 Cách chơi: Cả chi Đội ngồi thành vòng tròn, và chọn 1 em ra ngoài. Trong vòng, các em chọn khoảng 3 đến 4 bạn làm chuông (không cho em ở ngoài biết). Các em ngồi nắm tay mình vào 2 tay bạn ở 2 bên. Khi quản trò ra lệnh cho 1 chuông nào đó reo lên và bắt đầu chuyền điện, các em làm dây điện chuyền điện bằng cách: bấm nhẹ ngón tay trỏ vào lòng bàn tay bạn. Dòng điện tới em nào làm chuông thì chuông đó reo lên và chuyền điện tiếp. Em đứng ngoài sẽ bước vào vòng tròn và tìm cho ra dòng điện đang chạy.

–     Luật chơi:

1 –    Điện truyền tới em nào bị phát hiện em đó sẽ phải ra thay thế cho bạn.

2 –    Em làm chuông có thể đổi chiều dòng điện từ phải sang trái hoặc ngược lại.

IX. TRÒ CHƠI THU THẬP KIẾN THỨC:

–                 Mục đích: Bồi dưỡng cho các em sự hiểu biết, phát triển trí nhớ, tính nhanh nhẹn, tập trung sự chú ý.

  1. 1.                          Xếp chữ:

–                 Cách chơi: Các em tham gia trò chơi chia làm nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 4 – 5 em. Trước khi chơi, quản trò sẽ cắt sẵn nhiều chữ cái bằng giấy vừa đủ để xếp thành những khẩu hiệu như: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào”, “Học, học nữa, học mãi”…

–         Sau đó quản trò đem số chử cái củ từng khẩu hiệu xáo trộn đi (đừng để lẫn chử của khẩu hiệu này sang khẩu hiệu khác) Quản trò mang cho quản trò mỗi nhóm một gói chử mang nội dung của một khẩu hiệu, và ra lệnh bắt đầu. Các nhóm nhanh chóng giỡ gói chữ ra và hội ý xếp sao cho thành một khẩu hiệu  và chữ cái không được thừa và thiếu . Nhóm nào hoàn thành trước đúng nội dung và thắng cuộc.

–     Luật chơi:

1 –   Các khẩu hiệu nên ngắn gọn , nội dung phong phú và có tính giáo dục cao, phù hợp với yêu cầu của từng hoàn cảnh cụ thể, (VD: ở trại , khẩu hiệu nhằm động viên tinh thần thi đua vui khoẻ , ở lớp khẩu hiệu là đoàn kế, học tập …)

2 –   Các em phải khẩn trương , trật tự và không được làm rách chữ.

3 –   Trò chơi này có thể kết hợp trong một trò chơi lớn , dưới dạng tìm và giải mật thư

  1. 2.                          Em ôn lịch sử:

–     Cách chơi: Các em ngồi hình vòng tròn . Quản trò đứnggiữa sân , bắt đầu hô một chữ đầu của tên danh nhân . VD : chữ H “Hùng Vương” và chỉ người nào, người ấy phải nói đúng tên Hùng Vương hoặc bất kỳ tên một danh nhân nào có chữ đầu là H. Trò chơi sẽ khó hơn và vui hơn nếu quản trò nói liên tiếp 2 chữ đầu của một tên, VD: Q và T “Quang Trung”. Quản trò đếm 3 tiếng người nào trả lời không được hoặc nói vấp sẽ bị thua.

  1. 3.                          Đố Thơ:

–                 Cách chơi : Người chơi chia thành 2  nhóm, mỗi nhóm từ 10 à 15 người. Quản trò bắt đầu sướng lên một vầng  trong 24 chữ cái và chỉ một trong 2 nhóm. Nhóm này lập tức đọc 2 câu thơ bắt đầu bằng chũ cái ấy. VD: Quản trò ra vầng T thì nhóm đước chỉ định sẽ đọc: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ” (Tố Hữu)

+ Khi nhóm này vừa đọc xong , nhóm kia sẽ đọc tiếp tục câu khác . VD: “tiến lên toàn thắng ắc về ta” (Bác Hồ)

+ Cuộc chơi lại tiếp tục, bên nào bí sẽ bị thua 1 điểm.

–                 Luật chơi:

1 –       Câu thơ đọc phải có ý nghĩa . Nếu quản trò không hiểu có quyền hỏi tựa , tác giả bài thơ đó.

2 –       Các em có thể sáng tác thơ nhưng phải có ý nghĩa (dù là một câu)

3 –       Trò chơi này có thể biến dạng từ đọc thơ sang hát (cũng theo mẩu tự đầu)

  1. 4.                          Nhanh trí:

–                 Cách chơi: Các em đứng và chuyền bóng cho nhau, vừa chuyền vừa nói bất ký chữ gì, người bắt bóng sẽ trả lời với chữ có phụ âm đầu của người hỏi VD: đầu – đàn. Hoặc chữ trả lời có liên quan chữ trước, VD: Bút – mực. Nói sai hoặc không nói được là thua, phải ra khỏi hàng.

X. TRÒ CHƠI LUYỆN TỰ CHỦ:

–                 Mục đích: Bồi dưỡng cho các em sự phản xạ nhanh nhẹn, sự bình tĩnh trong suy nghĩ và hành động.

Làm ngược lại:

–                 Cách chơi: Ngoài sân rộng các em tập hợp lại thành vòng tròn. Quản trò đứng giữa vòng tròn, chỉ vào chiếc áo mình đang mặc và nói :Khăn quàng của chúng tôi đây”, các em trong vòng tròn phải nhanh chóng chỉ vào khăn quàng của mình và nói “Chiếc áo của tôi đây”. Nghĩa là các em phải nói cái quản trò chỉ và chỉ cái quản trò nói. Em nào làm sai phải bước ra 3 bước, và sau 3 lần làm sai phải nhảy lò cò quanh vòng. Quản trò có thể thay đổi vật gọi , miễn sao cho đủ 2 thứ mình muốn chỉ và muốn đố.

–                 Luật chơi:

1 –   các em phải nói và chỉ dứt khoát, không được dựa d6ãm và chờ đợi người khác.

2 –   Để trò chơi thêm hào hứng, quản trò  có thể đố từng em , từng nhóm nhưng chỉ nên điều khiển vói tốc độ vừa phải, không nên nhanh quá.

Đếm số:

–                 Cách chơi: Tất cả các em hoặc đứng theo vòng tròn, hai tay giơ lên cao. Quản trò đứng giữa vòng tròn, hô to một số (từ 1 à10) bằng 2 bàn tay. Các em lập tức xoè những ngón tay sao cho tổng số các ngón tay ở hai bàn tay là số mà quản trò đã hô.

VD: Người quản trò hô “bảy” thì bàn ta phải (hoặc trái) của các em xòe 4 ngón, bàn tay trái (hoặc phải) xòe ra 3 ngón. Quản trò hô “một” thì bàn tay trái làm số 0, bàn tya phải giơ lên 1 ngón. Quản trò có thể hô nhanh hơn để trò chơi thêm hào hứng. Ai làm sai sẽ bị phạt.

Đập muỗi:

–                 Cách chơi: Quản trò đứng giữa vòng tròn giơ ngón tay trỏ lên và làm con muỗi. Các em cũng đưa ngón tay lên quay vòng trò và cùng quản trò kêu “o…o…” bất thình lình quản trò la to “cắn” ngay đầu nhưng lại đập vào cằm mình. Nếu ai làm theo sẽ bị phạt.

–                 Luật chơi: các em phải chú ý nhe và làm theo lời hô của quản trò (quản trò nói muỗi cắn ở đâu, đập ở chổ dó) không làm theo động tác sai của quản trò.

Soi Gương:

–                 Cách chơi: các em đang đứng thành vòng tròn, quản trò đi qua từng người, bất chợt dừng lại trước mặt một em, làm một động tác nào đó, em này phải lập tức làm động tác ngược lại. VD:quản trò chào tay trái, em đó phải chào tay phải , quản trò nheo mắt phải, em đó nheo mắt trái.

–         Luật chơi:

1 –   Ai làm sai sẽ vào vòng tròn thay thế quản trò.

2 –   Cuộc chơi kéo dài từ 10 à 15 phút.

 Sưu tầm

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY

About admin

Bài viết liên quan

Cách phòng tránh lũ lụt hiệu quả nhất

(https://trangtinphapluat.com – Tư vấn pháp luật trực tuyến) Lũ lụt là một trong những loại …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *