Cách đánh giặc và vũ khí của nhân dân ta

                                                                                                               Nguyễn Đại Nghiệp

                                                                                                                   Tam Đại – Phú Ninh

               Đất nước Việt Nam bốn ngàn năm Văn hiến đã trải qua nhiều cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, các nước xâm lược đất nước ta đều là những nước lớn. Tuy nhiên, với lòng yêu nước nồng nàn, sự kiên cường, bất khuất và trí tuệ của người Việt Nam, chúng ta đều đánh thắng mọi kẻ thù.

               Thời kỳ phong kiến, chiến thắng của Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng; Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn ba lần đánh thắng quân Nguyên; Lê Lợi đánh thắng quân Minh, Nguyễn Huệ đại thắng quân Thanh đã tô thắm thêm trang sử chói lọi trong công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Trong lịch sử thì các cuộc chiến của ta và địch diễn ra đều có sự chênh lệch rất lớn về lực lượng cũng như vũ khí. Ở những điều kiện “lấy yếu đánh mạnh” như thế này thì muốn thắng được kẻ thù thì phải dùng đến mưu kế, trí tuệ. Ví dụ như trận đánh trên sông Bạch Đằng năm 938 với sự chỉ huy của Ngô Quyền đã chứng minh được điều này. Quân địch tấn công ta bằng đường thủy với lực lượng rất lớn, Ngô Quyền đã lợi dụng thủy triều trên cửa sông Bạch Đằng để bố trí trận địa mai phục địch, mặc khác cho thuyền nhỏ của ta nhử địch, khi địch đã lọt vào bẫy thì thủy triều bắt đầu xuống, những ngọn chông nhọn ở dưới nước nhô lên đâm thủng thuyền chiến của địch, làm cho địch “muốn tiến cũng không được mà muốn lui cũng không xong”. Lúc này thì từ hai bên bờ sông quân ta tiến công ồ ạt, đánh cho quân địch tan tác và giành thắng lợi giòn giã.

                  Thời kỳ nước ta bị thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, dưới ách cai trị, bóc lột tàn độc của chế độ thực dân, đế quốc, nhân dân ta đã không ngừng đấu tranh. Mặc dù các cuộc đấu tranh bị đàn áp dã man nhưng ngọn lửa đấu tranh vẫn cháy âm ỉ trong mỗi người dân yêu nước lúc này. Sự tương quan về lực lượng cũng như phương tiện chiến tranh lúc này là rất lớn, bọn xâm lược được trang bị những vũ khí tối tân (súng đạn, xe tăng, máy bay…) còn quân ta thì trong tay chỉ có những vũ khí đơn sơ (gậy, gộc, cuốc, xẻng …, súng ống thì rất ít, chủ yếu là lấy được từ  bọn xâm lược). Giai đoạn này, lối đánh du kích được áp dụng rộng rãi trong nhân dân. Trong hoàn cảnh không thuận lợi như vậy, ông cha ta đã nghiên cứu ra những loại vũ khí (có thể nói là những cái bẫy) làm cho quân địch phải khiếp sợ. Những mũi tên, những cây chông đã trở thành nỗi ám ảnh thật sự của lính Mỹ. Vũ khí thô sơ không chỉ là sản phẩm của ý chí tự cường, trí thông minh, óc sáng tạo của quân và dân ta mà còn phản ánh một cách sâu sắc đường lối quân sự, nghệ thuật quân sự Việt Nam.

               Cùng với quân và dân cả nước, trong cuộc chiến không cân sức này, quân và dân Phú Ninh cũng đã chiến đấu kiên cường với địch bằng những loại vũ khí thô sơ, tự tạo. Đến ngày nay, trên địa bàn Tam Đại vẫn còn lưu truyền bài thơ nói về cách đánh giặc bằng hầm chông của lực lượng du kích ta:

 

Photobucket

Lính Mỹ bị sụp hầm chông            

Quân địch đi lùng

Hầm chông đào sẵn

Khỏa đất san bằng

Ngụy trang không thấy

Ngoài ngõ một cái

Vào đến gốc chanh

Xung quanh hầm chông

Đều được trang ngụy

Ba thằng giặc Mỹ

Thầm thỉ bước vào

Nghe một cái ào

Hầm chông bị sụp

Bị sụp hầm chông

Cái chích vô mông

Cái đâm vô mỗng

Cái dộng vô đùi

Hoảng hốt rút lui

Khiêng nhau mà chạy

Du kích mới hay

Bồi thêm mấy phát

Bỏ lại hai xác

Đánh cho quân ác hết lấy của dân!

Hầm chôngPhotobucket

              Thật vậy, trong kháng chiến chống Mỹ thì địch đi bất cứ nơi nào cũng có thể trúng mai phục của ta, có thể nói cả đất nước Việt Nam đều được bố trí “thiên la địa võng”. Khi đi lùng sục ở các làng xóm thì bất cứ người lính Mỹ nào cũng sợ hãi với những hố chông “bước thêm một bước nữa có thể là bước đi cuối cùng của cuộc đời”. Các loại vũ khí thô sơ, tự tạo của quân và dân ta góp phần làm phong phú thêm cách đánh và nghệ thuật tác chiến của chiến tranh nhân dân. Chỉ tính riêng năm 1966, Mỹ thừa nhận 20% số lính Mỹ thương vong là do hầm chông và mìn của Việt cộng và sau đó, con số thương vong của lính Mỹ càng tăng. Năm 1967, 50% số lính Mỹ thương vong của sư đoàn lính thủy đánh bộ số 1 Mỹ và 25% tổng số thương vong của toàn lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ tại Việt Nam là do hầm chông, cạm bẫy.

                 Nhìn chung, các cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống xâm lược từ trước đến này đều mang đậm trí thông minh, óc sáng tạo của con người Việt Nam. Tùy theo hoàn cảnh, điều kiện, sự tương quan về lực lượng của ta và địch mà chúng ta áp dụng nhiều lối đánh khác nhau, góp phần làm phong phú thêm nghệ thuật quân sự Việt Nam.

                   Chúng ta đã chứng minh được một chân lý rằng: Cho dù kẻ thù có mạnh đến mấy nhưng với tinh thần yêu nước nồng nàn, với thế trận chiến tranh nhân dân, cuối cùng phần thắng đều thuộc về dân tộc Việt Nam.

                                                                                                              

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY

About dainghieptamdai

Bài viết liên quan

70 năm tác phẩm CẦN KIỆM LIÊM CHÍNH của Chủ tịch Hồ Chí Minh

(https://trangtinphapluat.com – Tư vấn pháp luật) Năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *