Một số dạng trò chơi sinh hoạt tập thể (tiếp theo)

Huỳnh Toàn –  Giáo viên khoa kỹ năng

Trường Đoàn Lý Tự Trọng

DSCI0523

TRÒ CHƠI ĐỘNG:

  1. I.       TRÒ CHƠI NHANH TAY LẸ CHÂN:

–         Mục đích: qua các trò chơi này, giáo dục và rèn luyện cho các em tính nhanh nhẹn, tự giác, biết phán đoán chính xác và có tinh thần đồng đội cao

  1. 1.              Trò chơi cứu trợ:

–         Cách chơi: Trò chơi này có thể tổ chức ngoài sân hoặc trong phòng. Các em tham dự được chia làm hai đội. Quản trò hô: “Cần cứu trợ, cứu trợ!”. Các em khác sẽ hỏi: “Cần gì, cần gì?”. Quản trò đáp lại: “Cần một cuốn tập” (hoặc bất cứ vật dụng nào khác). Đội nào tìm được cuốn tập trao cho đội trưởng của mình đưa lên quản trò trước sẽ được cuộc. Vật dụng cũng như số lượng tùy quản trò yêu cầu như: một cái khăn, hai cây viết, ba cuốn sách…

–         Luật chơi: Khi tìm đúng vật mà quản trò cần, các em sẽ phải đưa cho đội trưởng mình cầm lên, nếu chạy đưa thẳng sẽ coi như thua cuộc.

  1. 2.      Trò chơi nơm cá:

–         Cách chơi: Các em tham gia trò chơi (không hạn chế số lượng) đứng thành vòng tròn.tùy theo số lượng người chơi mà đặt số nơm cá tương ứng (cứ 10 người chơi thì đặt 1 nơm cá, thí dụ: 40 người chơi thì đạt 4 nơm), nơm cá do hai người nắm tay dang ra và giơ cao, cái nơm được xếp theo vòng tròn. Khi quản trò bắt giọng một bài hát những em còn lại (làm cá) chạy theo vòng tròn, ngược chiều kim đồng hồ, đến các nơm sẽ phải chui qua. Theo qui định (hoặc dứt 1 bài hát, hoặc khi có hiệu lệnh của quản trò), nơm cá sẽ chụp xuống, ai bị vướng trong nơm tức là cá đã bị bắt.

–         Luật chơi:  * Vòng tròn sẽ di chuyển theo nhịp nhanh, chậm của bài hát.

* Khi nơm đã chụp xuống, “cá” không được bứt phá để chạy thóat.

  1. 3.              Trò chơi kết đoàn:

–         Cách chơi: Các em xếp thành vòng tròn (với số lượng từ 20 người trở lên), vừa đứng vừa vỗ tay và hát những bài ca tập thể. Bất thình lình, quản trò hô lên một số, các em phải tách nhóm theo số lượng mà quản trò hô. Thí dụ: khi quản trò hô: “kết 7”, vòng tròn phải lập tức chia thành những nhóm 7 người.

–         Luật chơi: Khi kết nhóm, các em phải thay đổi vị trí, không được đứng một chỗ. Sau khi đã kết thành nhómem nào còm lẽ ở ngoài thì bị loại, sẽ chịu phạt. Quản trò cố gắng hjô nhanh hơn, dồn dập hơn để trò chơi thêm sinh động.

  1. 4.      Trò chơi tranh cờ:

–         Cách chơi: Trò chơi được tiến hành trên sân rộng, ở giữa có vẽ một vòng tròn bán kính 40cm. Các em chia hai nhóm xếp hàng ngang ở hai đầu sân và điểm số. Quản trò đứng gần vòng tròn cắm cờ (hoặc một chiếc khăn, một cành lá) gọi một số, ví dụ số 4. em mang số 4 của hai nhóm chạy lên, đứng bên vòng tròn lừa khéo nhau, ai cướp cờ chạy về hàng của mình trót lọt là thắng. Trường hợp hai bên lừa nhau mãi vẫn chưa cướp được cờ, quản trò có thể gọi thêm số khác lên.

–         Luật chơi:

1 –                   Nếu đội nào để bạn cướp cờ, hoặc bị chạm vào người trong lúc mang cờ về hoặc dẫm vào vòng tròn trong lúc cướp cờ, để cờ rơi xuống đất thì bị thua.

2 –                   Các em phải nhanh chạy, khéo léo lừa cho đối phương không đóan được ý đồ của mình, nên dùng nhiều động tác giả để đội bạn sơ hở mà giật cờ.

3 –                   Các em chỉ được hạy trong phạm vi gạch mức của mỗi đội.

  1. II.   TRÒ CHƠI VỪA NHANH VỪA KHÉO:

–         Mục đích: qua các trò chơi này nhằm giáo dục cho các em sự nhanh nhẹn khéo léo, có tinh hần đồng đội và sự sáng tạo của tập thể.

  1. 1.              Trò chơi Đoàn tàu kế hoạch nhỏ:

–         Cách chơi: Các em  tham gia trò chơi được xếp theo các phân đội (từ hai phân đội trở lên) có số lượng bằng nhau. Giữa sân có kẻ hai vạch mức đi và đến. Các đội đứng hàng dọc theo vạch mức đi. Các em lần lượt đưa tay phải đặt lên vai bạn đứng trước, người khom xuống và tay trái đặt ngang đầu gối trái của bạn. Khi quản trò cho lệnh xuất phát, các đội cứ đi trong tư thế như trên, tiến về vạch mức đến. Đội nào về trước là thắng cuộc.

–         Luật chơi: Đoàn tàu đứt đoạn sẽ bị loại.

  1. 2.      Trò chơi Đi trên giấy:

–         Cách chơi: Các em tham gia trò chơi (không hạn chế số lượng) được chia làm nhiều đội bằng nhau. Mỗi em chuẩn bị hai tờ giấy khổ vừa bằng bàn chân. Các đội xếp hàng dọc ngay vạch xuất phát từ 5 đến 10 m. khi có lệnh của quản trò, em đứng đầu của mỗi đọi sẽ đi đến đích bằng cách: đặt miếng giấy thứ hai và bước chân còn lại lên giấy đồng thời rút miếng giấy phía sau đặt lên trên. Cứ như  thế, các em tiếp tục đi đến đích. Khi em thứ nhất đã đến nơi, em tiếp theo ở mỗi đội lại bắt đầu đi như trên cho đến em cuối cùng. Đội nào tới đích trước sẽ thắng.

–         Luật chơi: Khi bước đi, một chân các em phải đạp lên giấy và chân kia không được chạm đất. nếu chân chạm đất sẽ bị trừ một điểm.

  1. 3.      Trò chơi nghi thức:

–         Cách chơi: Giữa sân quản trò kẻ ba vạch mức: Vạch xuất phát, vạch đổi động tác và mức đến. Các phân đội xếp hàng dọc, mang khăn quàng đầy đủ, và đứng ở vạch xuất phát. Khi quản trò thổi còi các em đứng đầu ở mỗi đội chạy nhanh đến vạch “đổi động tác” và bắt đầu đi chậm lại, gót chân này chạm mũi chân kia. Tới mức đến, các em dừng lại, tháo và thắt khăn cho đúng kỹ thuật sau đó qua lại, các em bước chậm như lúc đi lên, đến đứng nghiêm trước mặt người bạn kế tiếp, chào Đội rồi bắt tay để bạn tiếp tục đi. Đội nào đến trước sẽ thắng cuộc.

–         Luật chơi:

1 –                   Mỗi vạch mức cách nhau từ 5 đến 10 mét.

2 –                   Cứ mỗi lần các em đi chậm không đúng kỹ thuật bị trừ một điểm, thắt khăn sai bị trừ 3 điểm.

  1. 4.      Trò chơi hữu nghị:

–         Cách chơi: Trên sân chỉ có hai vạch mức (mức đi và mức đến). Mỗi phân đội cử một em đứng trước vạch mức từ 5 đến 10 mét. Quản trò thổi còi, em thứ nhất đi nhanh đến, vừa đi, vừa tháo khăn, đến trước mặt người bạn làm mẫu và thắt khăn vào cổ bạn. Sau đó em đi trở về đội mình đụng tay vào bạn kế tiếp, để bạn đó tiếp tục đi và làm những động tác như trên. Đội nào đi nhanh, thắt khăn đúng, nhiều sẽ thắng.

–         Luật chơi:

1 –                   Các em đi nhanh nhưng không được chạy.

2 –                   Quản trò tính số lượng khăn thắt đúng, nhiều, qui điểm cộng cho đội về trước.

3 –                   Thời gian trò cvhơi không quá 15 phút.

  1. III.            TRÒ CHƠI RÈN LUYỆN SỨC KHỎE:

–         Mục đích: Các trò chơi này nhằm rèn luyện sức khỏe cho các em, tính ham thích, vui thú.

  1. 1.                          Trò chơi đua xe ngựa:

–         Cách chơi: Trò chơi được tiến hành trên sân rộng bằng đất đối với đối tượng là các em trai từ 15 tuổi trơ lên. Các em chia làm ba đội, mỗi đội ba người. Mỗi người thực hiện một xe bằng ba cây tầm vông dài 1,2 mét (mỗi đội thực hiện, kết thành hình tam giác cân theo cách nút tháp cây). Em điều khiển xe đứng phía sau hai em làm ngựa, chân đứng trên gậy (là cạnh đáy hình tam giác cân) tay cầm một sợi dây cương được kết vào hai cạnh hình tam giác (trùng với điểm buộc dây cương). Sau khi nghe hiệu còi, hai em làm “ngựa” cầm hai đầu gậy kéo xe đến đích. Em điều khiển xe ghìm chắc dây cương để “ngựa” kéo đi. Xe nào về trước sẽ thắng.

–         Luật chơi:

1 –                                                       Muốn cho xe chạy nhanh, hai em làm “ngựa” nên cầm gậy để ngang vớingực, hai khuỷu tay co lên.

2 –                                                       Sợi dây cương nên buộc thành vòng tròn để em điều khiển cầm cho chắc.

  1. 2.                          Trò chơi chiếc mũ dễ thương:

–         Cách chơi: Trò chơi này được tiến hành với các em từ 10 đến 15 tuổi. Số lượng từ 8 đến 10 em, sức khỏe ngang nhau. Có bao nhiêuem thì chuẩn bị bấy nhiêu mũ và sợi dây dài, ngắn tùy theo số lượng người chơi, nhưng phải đủ để ráp một vòng tròn. Các em nắm sợi dây, đứng thành vòng tròn khoảng cách đều nhau, mặt hướng ra ngoài. Cấc mũ để bên ngoài, chung quanh và cách các em một khoảng ngắn, không quá một mét, các em cúi xuống tìm cách lấy mũ đội lên đầu. Em nào lấy được mũ trước sẽ thắng.

–         Luật chơi: các em phải nắm sợi dây, vừa làm sao lấy được mũ lên.

  1. 3.      Trò chơi bộ đội qua sông:

–         Cách chơi: Việc chuẩn bị cũng như trò chơi trên nhưng mỗi đội có hai cây gậy một cây dài 1,2 mét và một cây dài 1,6 mét. Các đội xếp hàng dọc cách nhau một mét và chọn ra hai em cầm gậy 1,2 mét. Khi quản trò thổi còi xuất phát, em đầu tiên của mỗi đội sẽ chạy lại đứng trên cây gậy 1,2 métvà dùng gậy 1,6 mét để chống giữ thăng bằng. Hai em cầm gậy sẽ đưa em làm “bộ đội” về đích và quay về đưa gậy cho em khác tiếp tục đi. Đội nào về đích nhanh sẽ thắng cuộc.

–         Luật chơi:

1 –                   Nếu em nào nhảy xuống trong khi đang đi hoặc té xuống sẽ bị trừ một điểm.

2 –                   Quản trò có thể thay đổi hai em cầm gậy nhưng với điều kiện hai em đó đã về đến đích.

3 –                   Vạch đến cách vạch xuất phát từ 5 – 10m.

  1. 4.      Trò chơi nhặt khăn:

–         Cách chơi: Quản trò chọn ra ba hoặc năm em đứng giữa vòng quay mặt vào trong, các em được nối với nhau bằng một sợi dây thừng đứng thành một vòng tròn. Nếu là ba em thì đứng thành hình tam giác, bốn em thì đứng thành hình vuông. Khăn tay hoặc vật gì khác được đặt đàng sau các em, cách 1m. khi nghe tiếng còi của qunả trò, các em phải tìm cách lấy được khăn (có thể dùng chân hoặc tay) em nào lấy được khăn trước coi như thắng cuộc.

–         Luật chơi:

1 –   Vòng dây đặt ngang thắt lưng các em.

2 –   Trò chơi có thể kéo dài từ 10 đến 15 phút.

IV. TRÒ CHƠI LÀM THEO HIỆU LỆNH:

–         Mục đích: Các trò chơi này nhằm rèn luyện cho các em tính nhanh nhẹn, sự chú ý làm theo lệnh chỉ huy.

  1. 1.  Trò chơi biểu tượng:

–         Cách chơi: Trò chơi được tiến hành trong phòng hoặc ngoài trời, với số lượng không hạn định. Tất cả các em đứng thành vòng tròn vừa ca, vừa nhảy múa. Khi nghe tiếng còi “te”, các em đứng tư thế nào thì đứng ở tư thế đó. Sau đó nghe tiếng còi “tích” các em lại nhảy múa tiếp tục.

 

  1. 2.  Trò chơi nghe còi:

–                 Cách chơi: Các em tham gia chơi (số lượng tùy ý) đứng thành vòng tròn. Quản trò đứng giữa vòng, các em và quản trò thống nhất nhau những qui định theo hiệu còi, thí dụ:

+               Một tiếng tích: đứng lên.

+               Hai tiếng tích: ngồi xuống.

+               Ba tiếng tích:quì xuống (hoặc nhảy lên).

Hoặc:

+               Một tiếng tích: đứng lên.

+               Một tiếng te: ngồi xuống.

+               Một tiếng tích, một tiếng te: quì xuống (hoặc nhảy lên).

Có thể trong lúc hướng dẫn chơi, quản trò vừa thổi hiệu còi, vừa làm động tác đứng, ngồi, quì hoặc nhảy lên, nhưng không làm đúng động tác như qui định để tập cho các em phải chủ động hơn.

–                 Luật chơi: Các em phải nhìn vào quản trò và làm đúng theo hiệu lệnh còi, không làm theo động tác sai của quản trò.

  1. 3.  Trò chơi quân ta xông pha:

–                 Cách chơi: trước tiên các em tập bài hát sau: “Nào đoàn ta tiến hăng hái theo bước anh hùng. Liều mình xông pha, băng mình vào chốn đạn tên”. Mọi người lần lượt hô và làm theo quản trò: “Quân ta, xông pha!”, mỗi lần hô đều giơ tay lên.

+               Lập lần thứ hai: giơ một tay.

+               Lập lần thứ ba: giơ hai tay.

+               Lập lần thứ tư: giơ hai tay một chân.

+               Lập lần thứ năm: gio hai tay hai chân.

Cứ mỗi lần tất cả hô: “Quân ta, xông pha” lại làm động tác nhảy ngựa (giơ hai tay và đá chân cao lên ngang với bụng, tùy quản trò qui định.)

–                 Luật chơi: Em nào làm sai động tác sẽ bị phạt.

  1. V.    TRÒ CHƠI VỚI BÓNG:

–                 Mục đích: giáo dục cho các em tính nhanh nhẹn và sự chính xác của đôi tay.

  1. 1.              Trò chơi  chuyền bóng:

–                 Cách chơi: quản trò cho các em ngồi thành vòng tròn và đếm số 1, 2 xen kẽ nhau. Tức là có hai đội: tất cả các em mang số 1 là đội 1, các em mang số 2 là đội 2. mỗi đội có một quả bóng, quản trò đưa hai quả bóng cho hai bạn đối diện nhau của 2 đội. Nghe tiếng còi, bạn cầm bóng tung cho người của đội mình và chuyền thật nhanh để quả bóng này vượt qua quả bóng kia hoặc ngược lại.

–                 Luật chơi:

1 –       Nếu quả bóng đội này vượt qua quả bóng của đội kia được tính 3 điểm. Mỗi lần bóng rớt bị trừ 1 điểm.

2 –       Những người ở cùng đội thì chuyền bóng cho nhau.

3 –       Trò chơi kéo dài 10 phút, đội nào nhiều điểm sẽ thắng cuộc.

  1. 2.              Trò chơi bắt bóng theo số:

–                 Cách chơi: Quản trò đứng giữa vòng tròn tung thẳng bóng lên cao và gọi một tronbg  những số đã điểm. Em được gọi phải nhanh chân chạy vào giữa vòng để bắt bóng, không được để rơi xuống đất cũng không được ôm vào người. Sau đó em này lại tiếp tục kêu và tung bóng cho người mang số khác.

–                 Luật chơi: nếu để bóng rơi xuống đất, các em sẽ bị thua, phải đổi chỗ cho quản trò gọi số và tung bóng.

  1. 3.              Trò chơi chạy chuyền bóng:

–                 Cách chơi: Trên sân các em vẽ hai mức đi và đến cách nhau từ 100 đến 200m. các em tham gia chơi chia làm các đội xếp hàng đôi ở mức đi. Cứ hai em thì có một quả bóng. Khi có lệnh xuất phát, các đội bắt đầu đi. Hai em vừa đi vừa chuyền bóng cho nhau vừa đến . Đội nào đến đích trước sau khi đã  chuyền đủ một số lần tối thiểu sẽ thắng .

–                 Luật chơi :

1 –       Các  đôi  (cặp)   phải cách nhau ít nhất 3m, và cứ hoặc chạy 3 bước lại chuyền cho nhau một lần.

2 –       Đôi bạn nào làm rơi bóng trên đường đến đích sẽ bị loại hoặc  phải chạy lại từ  đầu.

VI. TRÒ CHƠI TĨNH

LUYỆN TRÍ NHỚ:

–                 Mục đích: các trò chơi này nhằm bồi dưỡng cho các em tính tập trung chú ý, sự nhanh trí và linh hoạt

  1. 1.  Trò chơi gọi tên:

–                 Cách chơi: trò chơi này có thể tiến hành trong phòng hoặc ngoài trời tùy điều kiện sinh hoạt. Các em ngồi thành vòng tròn, tập trung chú ý vào quản trò. Quản trò nói: “Gọi tên 3 học cụ gồm 3 chữ!” và chỉ bất cứ em nào trong vòng tròn. Tức thì em đó phải trả lờ I, thí dụ: “bút, mực, tẩy”. Quản trò lại hô: “gọi tên 4 súc vật gồm 4 chữ”, các em trả lời ngay: “bò, gà, heo, chó…”. Nếu ngập ngừng, quản trò bèn đếm từ 1 dến 3, vẫn không nói được em đó phải ra khỏi vòng và bị phạt.

  1. 2.  Trò chơi làm toán cộng:

–                 Cách chơi: bắt đầu quản trò nói nhỏ với em đứng cuối của mỗi đội 1 con số nào đó, em này chạy về đội mình, lấy số đó (thí dụ số 11), cộng thêm 1 (là 12) dùng ngón tay viết kết quảlên lưng người bạn ngồi trước mình. Bạn thứ hai nhận được số chuyền từ dưới, cũng cộng thêm 1 (là 13) và viết lên lưng người bạn tiếp theo. Đến người cuối ngồi đầu hàng, cũng nhận con số mới rồi cộng thêm 1 và lấy kết quả lên báo với ngưồi quản trò.

–    Luật chơi:

1 –      Đội nào lên báo cáo đúng kết quả, nhanh sẽ thắng.

2 –       Khi chuyền số, các em chỉ được viết lên lưng bạn, không được nói.

  1. 3.  Trò chơi quê hương giàu đẹp:

–                 Cách chơi: Các em tham gia trò chơi ngồi thành vòng tròn, vừa vỗ tay vừa hát. Khi quản trò thổi 1 tiếng còi “tích” và chỉ vào một enm nào đó, nói tên một địa phương, thí dụ “Phú Quốc”, em được chỉ sẽ trả lời đặc sản của Phú Quốc là: “nước mắm”. Hoặc khi quản trò vừa hô (vừa chỉ một em khác): “Biên Hòa” em đó sẽ trả lời là : “bưởi”.

–                 Luật chơi:

1 –   Em nào không trả lời được tên của đặc sản, hoặc nói sai sẽ bị thua và chịu hình phạt của tập thể.

2 –   Quản trò phải qui định thời gian trả lời, để trò chơi thêm linh hoạt.

  1. 4.  Trò chơi 4 mùa:

–                 Cách chơi: Quản trò đứng giữa vòng tròn, chỉ 1 em và nói tên 1 mùa, em đó sẽ nói về thời tiết mùa ấy, thí dụ: “Mùa đông” – “lạnh”. Các em có thể nói về khí hậu hoặc về các ngày kỷ niệm… trong thời gian đó, tùy theo sự thống nhất trước của tập thể.

 

 

–                 Luật chơi:

1 –       Các em phải đóan thật nhanh; đáp chậm dù đúng cũng bị phạt.

2 –       Khi em nào trả lờ sai, quản trò chỉ cho biết sai chỗ nào, câu đáp đúng là gì?

LUYỆN THÍNH GIÁC:

–                 Mục đích: Tập cho các em sự nhạy bén, biết tập trung lắng nghe, phân biệt chính xác các thứ tiếng.

  1. 1.                          Cảm thông:

–                 Cách chơi: Mỗi đội cử 1 em làm “người bị câm”. Các đội xếp hàng dọc, cách đều nhau và xa với người quản trò. Khi nghe còi thổi, người câm chạy đến người quản trò. Quản trò sẽ nói tên một vật gì đó và yêu cầu các người câm về diễn đạt bằng động tác cho đội nhận ra vật đi tìm. Đội nào tìm được vật trước mang đến cho người quản trò sẽ thắng.

–                 Luật chơi:

1 –   Người câm chỉ diễn đạt bằng điệu bộ các vật mà quản trò yêu cầu, không được chỉ, trỏ vào vật cụ thể ở trong phòng.

2 –   Trong trường hợp mọi người đều biết Morse, người câm có thể dùng tay đánh Morse.

  1. 2.                          Đi trong không gian:

–                 Cách chơi: số lượng các em tham gia trò chơi từ 1 phân đội trở lên. Trong phòng chơi (hoặc sân) các em để lộn xộn và rải rác một số vật dụng cần thiết như giày, nón, dép, ghế… làm chướng ngại vật. Trước khi chơi, các em nhìn kỹ các vật về vị trí, sau đóa tất cả tự bịt mắt lại. Quản trò bèn đem cất hết đồ vật đi một cách nhẹ nhàng, không cho ai biết, và sau đó ra lệnh xuất phát. Các em nhớ đường, rón rén đi về cuối phòng (hoặc cuối sân) tránh chạm phải vật dụng, xong, mở mắt nhìn các bạn khác đi. Cảnh các em rón rén, dò từng bước trong không gian trống trơn rất vui và rất đẹp mắt.

  1. 3.     Đi săn:

–                 Cách chơi: Trong số các em tham gia trò chơi, chọn ra một số em (từ 5 đến 10 em, tùy theo số lượng ít hay nhiều) làm các loài vật: mèo, dê, chó… ngồi rải rác trong sân hoặc phòng. Còn lại các em khác tự bịt mắt mình bằng 1 cái khăn. Sau khi quản trò thổi một hồi còi dài, các em làm loài vật sẽ kêu lên những tiếng kêu của con vật mà mình đóng “be be”, “meo meo” hoặc “gâu gâu” … để những bạn bị bịt mắt mò đi tìm.

        Luật chơi:

1 –        Không chơi đi ra khỏi nơi qui định (cả em bị bịt mắt lẫn em làm tiếng kêu loài vật).

2 –         Khi em đi săn bắt được con thú, quản trò sẽ tính 1 điểm. Em nào được nhiều điểm là thắng cuộc.

VII. TRÒ CHƠI PHÁN ĐÓAN:

–                 Mục đích: Các trò chơi này tập cho các em biết phát huy trí tưởng tượng, sự suy luận chính xác và có tinh thần đồng đội.

  1. 1.      Suy luận:

–                 Cách chơi: Số các em tham gia trò chơi từ 10 đến 15 em chia làm 2 nhóm A và B, trong số đó cử một em làm trọng tài. Trọng tài bắt đầu cho 2 nhóm hoặc bốc thăm xem bên nào sẽ được đố trước. Thí dụ: Nhóm A được đố trước, sẽcử người lên nói nhỏ với trọng tài (sau khi cả nhóm đã hội ý với nhau) là “chúng tôi đố con gà”. Sau đó em ở nhóm A quay sang nhóm B kể ra một số đặc điểm để nhóm B suy luận. Thí dụ:

+   Nó có lông

+   Nó có mỏ

+   Nó có móng

+   Nó có đuôi

Nếu nhóm A kê ra đủ 10 chi tiết (là tối đa) mà nhóm B vẫn không đoán được hoặc đoán sai là bị thua.

–                 Luật chơi: bên bị đố chỉ được nói tối đa 3 lần và chỉ 1 người trả lời.

  1. 2.      Cử đại sứ:

–                 Cách chơi: 2 nhóm bốc thăm và 1 bên sẽ được cử “Đại sứ” qua trước. Thí dụ: Nhóm A cử 1 Đại sứ qua nhóm B. nhóm B yêu cầu: “Tôi cần 1 thầy giáo”, sau đó, đại sứ trở về nhóm A của mình và tìm mọi cách, bằng các động tác diễn đạt lại ý của nhóm B mà không được nói. Đại sứ được phép diễn đạt 2 lần, chậm và rõ. Nếu nhóm A vẫn không đóan được sẽ bị thua. Trọng tài phải có mặt khi nhóm B đặt yêu cầu và đại sứ truyền đạt để đảm bảo sự đúng đắn.

–                 Luật chơi:

1 –   Điều yêu cầu với đại sứ phải cụ thể, không trừu tượng.

2 –   Em làm đại sứ không được nói cũng như nhép miệng, ra hiệu cho đội mình.

3 –   Khi suy đoán mỗi nhóm chỉ được phát biểu tối đa 3 lần và phải nói to.

  1. 3.      Truyền đạt tư tưởng:

–                 Cách chơi: Các em ngồi trong phòng, mỗi người có 1 mảnh giấy và 1 cây viết. Quản trò hô “bắt đầu” các em viết 1 chữ đầu của 1 câu dự  tính, thí dụ “Xuân” (xuân này hơn hẳn mấy xuân qua) hoặc “Chúc” (chúc mừng năm mới). Quản trò lại hô “Chuyền!”, các em liền chuyền mảnh giấy vừa viết sang em kế bên. Em này tiếp tục viết chữ kế tiếp theo, sau đó cũng chuyền tờ giấy của mình sang bạn khác. Trò chơi cứ thế tiếp tục cho tới khi quản trò ra lệnh ngừng chơi. mọi người sẽ đọc từng cau, chọn ra câu nào có ý nghĩa hay nhất.

 sưu tầm

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY

About admin

Bài viết liên quan

Cách phòng tránh lũ lụt hiệu quả nhất

(https://trangtinphapluat.com – Tư vấn pháp luật trực tuyến) Lũ lụt là một trong những loại …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *