Dự thảo báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Thanh niên của Bộ Nội vụ.
Luật thanh niên được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/11/2005 tại kỳ họp lần thứ 8 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 1781/VPCP-PL ngày 28/02/2017 của Văn phòng Chính phủ, ngày 13/4/2017, Bộ Nội vụ đã ban hành Công văn số 1982/BNV-CTTN đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổng kết, đánh giá 10 năm thi hành Luật thanh niên. Trên cơ sở báo cáo của các bộ, ngành và địa phương, Bộ Nội vụ báo cáo kết quả 10 năm thi hành Luật thanh niên như sau:
- CÔNG TÁC TRIỂN KHAI VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT THANH NIÊN
- Công tác tuyên truyền, quán triệt triển khai Luật thanh niên
- a) Trung ương:
– Sau khi Luật thanh niên được ban hành, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã ban hành Kế hoạch tuyên truyền Luật thanh niên trong hệ thống tổ chức của Đoàn; tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai Luật thanh niên cho cán bộ đoàn các cấp; tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên của Đoàn Thanh niên để tuyên truyền, phổ biến Luật thanh niên; tổ chức các Hội thi Đội tuyên truyền về Luật thanh niên; đăng tải Luật thanh niên, Nghị định số 120/2007/NĐ-CP ngày 23/7/2007 của Chính phủ, các tài liệu tuyên truyền về Luật thanh niên trên Website và các báo, tạp chí, tờ tin, bản tin trong hệ thống của Đoàn Thanh niên.
– Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam phối hợp với Trung ương Đoàn, Bộ Tư pháp tổ chức biên soạn đề cương giới thiệu Luật thanh niên phát hành tới các bộ, ngành, địa phương; tổ chức biên soạn, in và phát hành sách Luật thanh niên, Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh niên, sách Hỏi – Đáp về Luật thanh niên, tài liệu hướng dẫn tuyên truyền về Luật thanh niên, các tờ rơi tìm hiểu về Luật thanh niên. Để phục vụ việc quảng bá và tuyên truyền Luật thanh niên ra thế giới và cho các tổ chức quốc tế, Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam và Trung ương Đoàn đã dịch, in Luật thanh niên và văn bản hướng dẫn của Chính phủ sang tiếng Anh, tiếng Pháp làm tài liệu tuyên truyền trong hoạt động đối ngoại về thanh niên.
– Từ năm 2011 đến nay, để triển khai nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên của các cấp, các ngành, hàng năm Bộ Nội vụ đã tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ quản lý nhà nước về thanh niên cho lãnh đạo và công chức Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ của các bộ, cơ quan Trung ương, Sở Nội vụ, Phòng Công tác thanh niên và Phòng Nội vụ cấp huyện. Trong các lớp tập huấn, Bộ Nội vụ đã tổ chức quán triệt Luật thanh niên và các Văn bản quy pháp pháp luật triển khai Luật thanh niên; đồng thời, phối hợp với Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNFPA) dịch và phát hành tài liệu Luật thanh niên bằng hai thứ tiếng (tiếng Việt và tiếng Anh) để tuyên truyền, giới thiệu về Luật thanh niên với các tổ chức quốc tế tại Việt Nam và một số nước trên thế giới.
– Các bộ, ngành, các tổ chức chính trị – xã hội, các cơ quan thông tin truyền thông đã tổ chức triển khai tuyên truyền, phổ biến Luật thanh niên với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, hướng tới đối tượng là thanh niên, như: đăng tải Luật thanh niên trên các cổng/trang thông tin điện tử và các báo, bản tin của các bộ, ngành; tổ chức quán triệt, triển khai các nội dung cơ bản của Luật thanh niên tới thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và toàn thể cán bộ, công chức, người lao động, trong đó xác định rõ vai trò của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong việc tạo điều kiện cho thanh niên thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trên các lĩnh vực theo quy định của Luật thanh niên; đồng thời yêu cầu công chức, viên chức và người lao động trong độ tuổi thanh niên thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của mình do Luật quy định. Hàng năm, Bộ Tư pháp đã ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó định hướng phổ biến nội dung cơ bản của Luật thanh niên và các văn bản pháp luật khác có liên quan tới quyền và nghĩa vụ của thanh niên đến các cấp, các ngành và đặc biệt là các đối tượng thanh niên owqr vùng sâu, vùng xa, thanh niên lao động tự do.
- b) Địa phương:
– Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành các văn bản, kế hoạch, chỉ thị để triển khai thực hiện Luật thanh niên trên địa bàn; chỉ đạo các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp tổ chức các đợt tuyên truyền, phổ biến Luật thanh niên với nhiều hình thức như: tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh, báo, đài; tổ chức các buổi sinh hoạt tọa đàm, diễn đàn, phát tài liệu, tờ rơi về Luật thanh niên… Chỉ đạo Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các địa phương đưa Luật thanh niên là một trong những nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm của Hội đồng.
– Đoàn Thanh niên các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức hội nghị triển khai, quán triệt Luật thanh niên hoặc lồng ghép trong các chương trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở cơ sở, trong các lớp tập huấn cho cán bộ đoàn, hội, đội; phối hợp với Đài Phát thanh, truyền hình tỉnh tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật thanh niên trên sóng phát thanh, truyền hình; đăng tải Luật thanh niên và những văn bản có liên quan trên Website, báo, bản tin, tờ tin thanh niên của các tỉnh, thành Đoàn.
– Thông qua các hoạt động tuyên truyền, phổ biến Luật thanh niên đã góp phần nâng cao nhận thức chính trị, ý thức chấp hành pháp luật cho thanh niên; khơi dậy trong thanh niên lòng tự hào dân tộc; xác định trách nhiệm và vai trò xung kích của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giúp thanh niên ý thức hơn về quyền và nghĩa vụ của mình đối với cộng đồng, xã hội; đồng thời các bộ, ngành và địa phương cũng xác định rõ vai trò, trách nhiệm trong việc xây dựng, ban hành và thực hiện các chính sách, pháp luật đối với thanh niên.
Tuy nhiên, ở một số địa phương việc triển khai thực hiện Luật thanh niên chưa được triển khai rộng khắp ở các cơ quan, ban, ngành, mà chủ yếu do tổ chức Đoàn thanh niên và ngành Tư pháp thực hiện, một số địa phương triển khai còn mang tính đối phó, không được thường xuyên, liên tục.
- Công tác ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thanh niên
- a) Các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:
Sau khi Luật thanh niên có hiệu lực thi hành, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2007/NĐ-CP ngày 23/7/2007 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh niên và Nghị định số 12/2011/NĐ-CP ngày 30/01/2011 về tổ chức và chính sách đối với thanh niên xung phong; Nghị định số 78/2017/NĐ-CP ngày 03/7/2017 về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 120/2007/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh niên. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản có liên quan tới thanh niên và công tác thanh niên, như: Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2020; quyết định hỗ trợ, tạo điều kiện cho thanh niên học tập, dạy nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên, tạo điều kiện cho thanh niên vay vốn tín dụng để học tập và tham gia phát triển kinh tế – xã hội; Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 16/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên; chính sách hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề; chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trong các cơ sở giáo dục và dạy nghề; phê duyệt các đề án, dự án có liên quan tới thanh niên như: Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thuộc 63 huyện nghèo; đề án tăng cường trí thức trẻ tình nguyện đến công tác tại các khu kinh tế quốc phòng; đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên; đề án Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia xây dựng nông thôn mới, tham gia giữ gìn trật tự giao thông; đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013 – 2020.
- b) Các văn bản của các bộ, ngành:
– Thực hiện Luật thanh niên và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật thanh niên; căn cứ Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ, các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thanh niên và công tác thanh niên, các bộ: Bộ Nội vụ, Bộ Y tế, Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành các Thông tư, Quyết định để tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan tới thanh niên trong phạm vi quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân công.
– Trong quá trình ban hành các văn bản theo thẩm quyền được giao, các bộ, ngành đã quan tâm tới việc thể chế hóa các chính sách, pháp luật hoặc lồng ghép các cơ chế, chính sách cho thanh niên trên các lĩnh vực như: dạy nghề, giải quyết việc làm; giáo dục, đào tạo; phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý; chính sách tuyển dụng, sử dụng và đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức là thanh niên; chăm sóc sức khỏe, thể dục thể thao, văn hóa nghệ thuật, an ninh quốc phòng cho thanh niên.
- c) Các văn bản của địa phương:
– Căn cứ Luật thanh niên, các Nghị định Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản của các bộ, ngành về công tác thanh niên; căn cứ vào chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã cụ thể hóa và ban hành các văn bản, chương trình, kế hoạch, chỉ thị về thanh niên và công tác thanh niên phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương, như: Các văn bản, chỉ thị chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Luật thanh niên và Nghị định số 120/2007/NĐ-CP của Chính phủ; Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 45/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Quyết định phê duyệt Chương trình phát triển thanh niên giai đoạn 2011-2020 của địa phương và kế hoạch thực hiện chiến lược, chương trình phát triển thanh niên cũng như các văn bản, chỉ thị thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam; triển khai thực hiện Đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên; Kế hoạch về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe vị thành niên/thanh niên…
– Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các đề án, dự án về thanh niên, như: Đề án đào tạo dạy nghề cho lao động nông thôn; chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho thanh niên, bộ đội xuất ngũ; chính sách hỗ trợ cho học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông học nghề tại các cơ sở dạy nghề công lập; đề án đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ ở nước ngoài; đề án tuyển chọn cán bộ công chức trẻ có triển vọng để đào tạo cán bộ nguồn, chuẩn bị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý…
Tuy nhiên, việc tổ chức thi hành Luật thanh niên trong thời gian qua còn có xu hướng trông đợi vào các hoạt động đề xuất của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, thiếu tính chủ động của các cơ quan quản lý nhà nước, chưa có sự vào cuộc chung của các bộ, ngành. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006 nhưng tới ngày 23/7/2007 Nghị định hướng dẫn thi hành mới được ban hành.
- Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về thanh niên và công tác thanh niên
– Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên được cấp có thẩm quyền giao, từ năm 2011 đến nay Bộ Nội vụ đã tổ chức các đoàn công tác kiểm tra một số bộ, cơ quan ở Trung ương và ở tất cả 63 địa phương về việc thực hiện Luật thanh niên và Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam. Thông qua công tác kiểm tra, Bộ Nội vụ đã nắm bắt được tình hình triển khai thực hiện Luật thanh niên, nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên ở các bộ, cơ quan ở Trung ương và địa phương; đồng thời nắm bắt được những khó khăn, vướng mắc của cơ sở để kịp thời hướng dẫn các bộ, địa phương tổ chức triển khai thực hiện Luật thanh niên và Nghị định số 120/2007/NĐ-CP ngày 23/7/2007.
– Hàng năm, Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam phối hợp với Trung ương Đoàn và các bộ, ngành có liên quan tổ chức các đoàn kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên và công tác thanh niên, trong đó có việc kiểm tra tình hình triển khai thực hiện Luật thanh niên tại các bộ, ngành và địa phương. Qua các đợt kiểm tra cho thấy, nhiều bộ, ngành, địa phương đã tổ chức thực hiện các quy định của Luật thanh niên và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; một số chính sách, pháp luật đối với thanh niên đã được các bộ, ngành và địa phương ban hành và đi vào thực tiễn cuộc sống; đồng thời các đoàn kiểm tra đã kiến nghị, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền về việc xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật đối với thanh niên trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
– Một số địa phương đã tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện Luật thanh niên và các văn bản hướng dẫn thi hành luật tại địa phương. Thông qua kiểm tra, các địa phương đã có văn bản hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện luật; kiến nghị, đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền về việc xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật đối với thanh niên.
Tuy nhiên, công tác tự thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện Luật thanh niên ở các bộ, ngành, địa phương còn chưa được tổ chức thường xuyên, việc nắm bắt, đánh giá tình hình về thanh niên và công tác thanh niên cũng như các kiến nghị, đề xuất với các cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, pháp luật đối với thanh niên chưa thực sự có hiệu quả. Chế độ thông tin báo cáo về tình hình triển khai thực hiện Luật thanh niên chưa được thường xuyên.
- KẾT QUẢ THỰC HIỆN LUẬT THANH NIÊN
- Trong học tập của thanh niên
Điều 9 Luật thanh niên quy định quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong học tập, Điều 17 quy định trách nhiệm của nhà nước đối với thanh niên trong học tập và hoạt động khoa học, công nghệ. Theo đó:
– Các bộ, cơ quan ở Trung ương đã thể chế hóa các quy định về quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong học tập để xây dựng chiến lược, đề án, chương trình hành động cụ thể, tạo điều kiện cho thanh niên tiếp cận với cơ hội học tập. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện chính sách hỗ trợ cho học sinh, sinh viên vay vốn để học tập (Đến cuối năm 2014, doanh số cho vay đạt 50.398 tỷ đồng; dư nợ là 30.695 tỷ đồng. Chương trình đã cho vay trên 3,2 triệu lượt học sinh, sinh viên, đến nay còn gần 1,8 triệu học sinh, sinh viên đang vay vốn); phối hợp với các bộ, ngành ban hành chính sách về hỗ trợ học bổng, miễn, giảm học phí đối với thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên yếu thế, thanh niên có hoàn cảnh khó khăn… Hệ thống các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp được nâng cấp, tạo cơ hội học tập cho nhiều đối tượng thanh niên.
– Nhiều địa phương đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp theo chương trình chuẩn quốc gia, tập trung xóa trường lớp tạm bợ, xây dựng ký túc xá, nhà bán trú dân nuôi. Một số địa phương đầu tư xây dựng ký túc xá ở các thành phố lớn cho sinh viên địa phương ở, nâng cấp hệ thống các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của thanh niên. Một số địa phương đã ban hành chính sách thu hút đội ngũ cán bộ trẻ có trình độ đào tạo chuyên môn cao, sinh viên giỏi về công tác ở cơ sở, đã tạo động lực cho thanh niên nỗ lực học tập, nâng cao trình độ.
– Thanh niên tích cực, tình nguyện tham gia phổ cập giáo dục, chống tái mù chữ, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đến trường; đồng thời thanh niên tích cực học tập hoàn thành tốt chương trình giáo dục phổ cập và luôn tự vươn lên trong học tập ở trình độ cao hơn, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Trình độ học vấn phổ thông của thanh niên tăng lên rõ rệt, số thanh niên được đào tạo và tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề năm sau cao hơn năm trước.
Tuy nhiên, các quy định về hỗ trợ học bổng, giảm phí học nghề, ưu tiên tư vấn, giới thiệu việc làm cho một số đối tượng thanh niên có tính chất đặc thù quy định trong Luật thanh niên và Nghị định số 120/2007/NĐ-CP ngày 23/7/2007 của Chính phủ còn chưa được hướng dẫn cụ thể. Công tác định hướng nghề nghiệp và phân luồng thanh niên vẫn còn hạn chế, đặc biệt là thanh niên trung học phổ thông, phần lớn thanh niên chọn nghề theo sở thích của bản thân và gia đình. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống, giáo dục pháp luật cho thanh niên còn hạn chế.
- Trong hoạt động khoa học, công nghệ và nghiên cứu khoa học
Điều 12 quy định quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong hoạt động khoa học, công nghệ; Điều 17 quy định trách nhiệm của nhà nước đối với thanh niên trong học tập và hoạt động khoa học, công nghệ. Theo đó:
– Thực hiện các nội dung trong Luật thanh niên, các bộ, ngành và địa phương đã ban hành hoặc lồng ghép các cơ chế, chính sách để tạo điều kiện cho thanh niên tham gia hoạt động, nghiên cứu khoa học. Bộ Khoa học và Công nghệ đã chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh, sinh viên, cán bộ trẻ; tạo điều kiện cho thanh niên tham gia và làm chủ nhiệm các đề tài nghiên cứu khoa học; tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ trong độ tuổi thanh niên.
– Các bộ, ngành và địa phương đã ban hành hoặc lồng ghép các cơ chế, chính sách để tạo điều kiện cho thanh niên tham gia hoạt động khoa học, nghiên cứu khoa học và tạo môi trường để thanh niên cập nhật thông tin khoa học kỹ thuật. Thanh niên là công chức, viên chức được tạo điều kiện tham gia và làm chủ nhiệm, thư ký các đề tài nghiên cứu cấp Bộ; tham gia các đề tài khoa học cấp nhà nước và tham dự các hội thảo khoa học quốc tế. Các địa phương đã thành lập và duy trì hoạt động của các câu lạc bộ khoa học kỹ thuật, câu lạc bộ khuyến nông, khuyến ngư, câu lạc bộ sáng tạo trẻ, xây dựng tủ sách khoa học kỹ thuật; tổ chức các lớp tập huấn và các điểm trình diễn kỹ thuật để thanh niên ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Một số địa phương đã dành kinh phí phát triển khoa học công nghệ hàng năm cho các hoạt động bồi dưỡng và triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật cho thanh niên, số lượt thanh niên được phổ biến, hướng dẫn, ứng dụng khoa học công nghệ ngày càng tăng. Phong trào sáng tạo trẻ được tổ chức rộng rãi trong thanh niên, đặc biệt là thanh niên công nhân, công chức, viên chức, thanh niên lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên.
– Thanh niên đã tích cực phát huy vai trò của mình trong hoạt động khoa học, công nghệ; tích cực, chủ động tham gia đảm nhận các công trình, đề tài nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, đời sống và bảo vệ tài nguyên môi trường. Năng lực, trình độ ứng dụng khoa học, công nghệ của thanh niên ngày càng được nâng cao.
Tuy nhiên, hoạt động nghiên cứu khoa học của thanh niên còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng, chưa có cơ chế phù hợp thu hút thanh niên tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học. Kinh phí hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động phổ biến, hướng dẫn ứng dụng khoa học, công nghệ cho thanh niên cũng còn hạn chế. Số lượng thanh niên tham gia nghiên cứu khoa học, làm chủ nhiệm đề tài khoa học cấp bộ, cấp nhà nước còn ít.
- Trong lao động, tạo việc làm cho thanh niên
Điều 10 Luật thanh niên quy định quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong lao động; Điều 18 quy định trách nhiệm của nhà nước đối với thanh niên trong lao động. Theo đó:
– Quốc hội đã ban hành Luật việc làm, trong đó dành 01 điều (Điều 21) quy định hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên. Chính phủ đã ban hành Nghị định 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ Quốc gia về việc làm, trong đó, dành 01 chương với 6 điều (Chương IV) quy định về hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên; hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi nghiệp.
– Việc dạy nghề, phổ cập nghề cho thanh niên được chú trọng triển khai thực hiện, tỷ lệ qua đào tạo nghề cho thanh niên đạt khoảng 40%; cơ chế, chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên từng bước được hoàn thiện. Chính phủ đã phê duyệt và triển khai Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 – 2015”, Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Đề án “Phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020″. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan chỉ đạo triển khai 03 nhóm mô hình thí điểm dạy nghề cho lao động nông thôn, trong đó có đối tượng thanh niên nông thôn; triển khai đề án “Thí điểm dạy nghề theo cơ chế đặt hàng”; đầu tư hệ thống dạy nghề thực hành, gắn đào tạo với nhu cầu lao động, đào tạo các ngành nghề mới phù hợp với yêu cầu thị trường, đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở dạy nghề. Từ năm 2011 đến năm 2014, cả nước đã giải quyết việc làm cho hơn 6 triệu lao động, trong đó có khoảng 70% là lao động trong độ tuổi thanh niên.
– Hệ thống các cơ sở đào tạo nghề, giới thiệu việc làm được củng cố, kiện toàn; các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm, tư vấn xuất khẩu lao động, hội trợ việc làm, sàn giao dịch việc làm… được mở rộng đã đào tạo và tư vấn giới thiệu việc làm cho hàng vạn thanh niên mỗi năm. Công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong một số lĩnh vực mũi nhọn như công nghệ thông tin, công nghệ mới được quan tâm đầu tư. Các cơ sở dạy nghề được đầu tư về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề, tổ chức định hướng, lựa chọn ngành nghề đào tạo cho thanh niên phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động và đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
– Chính sách hỗ trợ đưa thanh niên đi lao động ở nước ngoài đã góp phần giải quyết việc làm cho thanh niên. Hiện nay, lao động Việt Nam đã có mặt tại trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề, tập trung chủ yếu ở các nước, vùng lãnh thổ như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, khu vực Trung Đông. Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao, trên 50% lao động đi làm việc ở nước ngoài được đào tạo nghề và trên 90% được giáo dục định hướng, trong đó lao động thanh niên chiếm khoảng 70%.
– Các địa phương đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề cho thanh niên, huy động các nguồn lực đầu tư cho các cơ sở dạy nghề theo hướng chuẩn hóa và hiện đại hóa, như: xã hội hóa công tác dạy nghề, ban hành các quy định khuyến khích tư nhân tham gia dạy nghề cho thanh niên; mở thêm nhiều ngành nghề mới mà thị trường lao động có nhu cầu và phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và giải quyết việc làm cho thanh niên. Các tỉnh, thành phố duy trì tổ chức Hội chợ việc làm, Tháng việc làm, Tuần lễ việc làm, Sàn giao dịch việc làm, tư vấn giới thiệu việc làm trực tiếp hoặc miễn phí cho thanh niên. Các trang Website trên thị trường ”Việc tìm người, người tìm việc” được duy trì và phát triển nhằm tư vấn, giới thiệu việc làm cho thanh niên. Các cấp bộ Đoàn, Hội hàng năm tổ chức các buổi hành trình đến với các trường nghề, làng nghề, đến với doanh nghiệp, giúp học sinh tìm hiểu thực tế, từng bước định hường nghề nghiệp cho bản thân; tăng cường các hoạt động hướng nghiệp, tư vấn học nghề và giới thiệu việc làm cho thanh niên bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Tổ chức Đoàn đã phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng chính sách xã hội để giải ngân nguồn vốn vay ưu đãi cho thanh niên nông thôn có điều kiện kinh doanh phát triển kinh tế gia đình, làm giầu.
– Thanh niên đã có nhiều chuyển biến trong nhận thức về lao động và việc làm; tích cực lao động lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng cho bản thân và xã hội; xung kích tình nguyện thực hiện các chương trình phát triển kinh tế – xã hội ở những vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
Tuy nhiên, hoạt động định hướng, đào tạo nghề chưa phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động, chất lượng đào tạo nghề cho thanh niên ở một số cơ sở dạy nghề chưa cao nên học viên ra trường chưa đảm nhận được công việc, phải đào tạo lại hoặc đào tạo bổ sung; chưa đào tạo nghề mà xã hội cần, mà vẫn đào tạo nghề mà năng lực sẵn có. Công tác phân luồng học sinh học nghề sau tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở chưa hiệu quả; tỷ lệ thanh niên thất nghiệp còn cao[1], đáng lưu ý là tỷ lệ lao động trình độ cao thất nghiệp đang có xu hướng tăng[2]. Chính sách thu hút thanh niên có trình độ làm việc tại địa phương chưa bền vững. Chính sách hỗ trợ vay vốn cho thanh niên lập nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của thanh niên[3], vẫn còn một lực lượng khá đông thanh niên ở nông thôn chưa được đào tạo nghề, thiếu việc làm, thu nhập không ổn định, thường xuyên đi làm ăn xa; việc giải quyết việc làm cho thanh niên xuất ngũ còn gặp nhiều khó khăn. Nhận thức của một số bộ phận thanh niên về việc làm còn chưa đúng, định hướng nghề nghiệp còn thiên lệch.
- Trong an ninh quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc
Điều 11 Luật thanh niên quy định quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong bảo vệ Tổ quốc; Điều 19 quy định trách nhiệm của nhà nước đối với thanh niên trong bảo vệ Tổ quốc. Theo đó:
– Công tác giáo dục bồi dưỡng kiến thức an ninh, quốc phòng, truyền thống yêu nước, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho thanh niên luôn được các bộ, ngành, địa phương quan tâm thực hiện. Hàng năm, cơ quan quân sự các cấp phối hợp với các trường học trên địa bàn tổ chức bồi dưỡng kiến thức quân sự quốc phòng cho thanh niên, tổ chức các lớp huấn luyện dân quân tự vệ, quân dự bị động viên; tuyên truyền, phổ biến Luật nghĩa vụ quân sự đến 100% thanh niên đến tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự; tuyên truyền, vận động thanh niên thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ quân sự của mình cũng như tích cực tham gia xây dựng lực lượng dự bị động viên và dân quân tự vệ; bảo đảm 100% thanh niên là học sinh các trường Trung học phổ thông được học tập, huấn luyện chương trình giáo dục quốc phòng; triển khai thực hiện có hiệu quả: “Chương trình khi tổ quốc cần, cuộc vận động”; và “Vì nghĩa tình biên giới, hải đảo”. Vai trò của thanh niên, nhất là thanh niên trong lực lượng công an, dân quân tự vệ đã được phát huy trong việc tuần tra, phát hiện và tham gia giải quyết các vụ vi phạm pháp luật, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội. Các địa phương đã thành lập Đội thanh niên tình nguyện sẵn sàng ra quân khi có các vụ việc đột xuất, các hoạt động đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phòng chống cháy rừng, ứng cứu bão lụt, phòng chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS. Trung ương Đoàn và Bộ Công an đã ký Nghị quyết liên tịch về phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên; Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và Trung ương Đoàn đã ký Nghị quyết liên tịch về phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
– Nhiều tỉnh, thành phố đã ban hành cơ chế, chính sách đối với thanh niên sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương như: ưu tiên trong dạy nghề, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế gia đình, thanh niên xuất ngũ được Chính phủ hỗ trợ một thẻ học nghề tương đương với 12 tháng lương tối thiểu để giúp thanh niên sau khi xuất ngũ có điều kiện học nghề, tạo việc làm, lập nghiệp, bảo đảm cuộc sống của bản thân và gia đình.
– Thanh niên thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong bảo vệ Tổ quốc và giữ gìn an ninh trật tự xã hội; tích cực, hăng hái, tự nguyện lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc; tích cực tham gia lực lượng dự bị động viên và dân quân tự vệ; tích cực trong xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội.
- Trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật, vui chơi, giải trí
Điều 13, 14 Luật thanh niên quy định quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao; Điều 20, 21 quy định trách nhiệm của nhà nước đối với thanh niên trong hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao. Theo đó:
– Các cơ quan văn hóa, văn học nghệ thuật, xuất bản, báo chí đã quan tâm, đầu tư, phổ biến những công trình, tác phẩm có giá trị giáo dục thẩm mỹ đối với thanh niên. Hệ thống các thiết chế văn hóa phục vụ nhu cầu sinh hoạt, vui chơi giải trí cho thanh niên tại các trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi đã từng bước được quan tâm đầu tư. Các mô hình, phương thức hoạt động trong công tác phòng chống tội phạm và tệ nạn trong thanh niên được củng cố, xây dựng và phát triển.
– Nhà nước đã ban hành chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng các công trình và tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho thanh niên. Đến nay, đa số các tỉnh đều có nhà văn hóa, hoặc trung tâm văn hóa để phục vụ các hoạt động của thanh niên. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trình Chính phủ phê duyệt Đề án quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa – thể dục, thể thao cơ sở giai đoạn 2012 – 2020; Đề án quy hoạch tổng thể và chính sách hỗ trợ phát triển các cơ sở văn hóa, vui chơi, giải trí cho trẻ em đến năm 2020; Đề án quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân làm việc ở các khu công nghiệp. Đồng thời, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Trung ương Đoàn ký kết chương trình hoạt động về việc đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch trong thanh, thiếu niên theo từng giai đoạn. Bộ Tài chính đã ban hành thông tư quy định phí tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa quy định mức thu thấp đối với đối tượng học sinh, sunh viên (từ 25% đến 50% mức thu đối với người lớn) để tạo diều kiện cho học sinh, sinh viên được tiếp xúc với các giá trị văn hóa, nghệ thuật, lịch sử. Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư số 104/2014/TT-BQP quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn đời sống văn hóa, tinh thần trong Quân đội nhân dân Việt Nam, trong đó có quy định chế độ, tiêu chuẩn về đời sống văn hóa, tinh thần cho thanh niên, như: tiêu chuẩn báo chí, phòng đọc, phòng Hồ Chí Minh, phòng đọc cho thanh niên quân đội; phối hợp với Trung ương Đoàn triển khai mô hình “học kỳ trong quân đội” để giáo dục, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng sống cho thanh thiếu niên.
– Các cấp, các ngành chỉ đạo đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí dành cho thanh niên, đồng thời tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, xử lý sai phạm, ngăn chặn các ấn phẩm có nội dung không lành mạnh tác động xấu đến thanh niên; phát triển các mô hình đội tuyên truyền thanh niên, đội tuyên truyền ca khúc cách mạng tham gia hoạt động tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, các khu công nghiệp, khu chế xuất,… góp phần chăm lo, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho đông đảo quần chúng nhân dân nói chung, cho thanh niên nói riêng, tạo môi trường, điều kiện để thanh niên hoàn thiện và phát triển toàn diện.
– Thanh niên đã tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, vui chơi, giải trí lành mạnh; thường xuyên rèn luyện đạo đức, tác phong, hành vi ứng xử văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ di sản văn hóa; tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng.
Tuy nhiên, cơ sở vật chất phục vụ việc vui chơi giải trí và tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao cho thanh niên còn thiếu và ở một số nơi còn sử dụng sai mục đích. Việc giảm phí tham quan bảo tàng, di tích lịch sử, văn hóa cách mạng cho thanh niên theo quy định của Luật thanh niên và Nghị định số 120/2007/NĐ-CP của Chính phủ chưa được hướng dẫn, thực hiện.
- Trong bảo vệ sức khỏe, hoạt động thể dục thể thao
Điều 14 Luật thanh niên quy định quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong bảo vệ sức khỏe, hôn nhân và gia đình; Điều 21 quy định trách nhiệm của nhà nước đối với thanh niên trong bảo vệ sức khỏe, hôn nhân và gia đình.
– Công tác xây dựng, quy hoạch phát triển các cơ sở hoạt động thể dục, thể thao cho thanh niên và ban hành cơ chế, chính sách cho các vận động viên là thanh niên trong hoạt động rèn luyện và thi đấu thể thao luôn được các cấp, ngành và các địa phương quan tâm đầu tư. Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ở Trung ương đã phê duyệt nhiều đề án về chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể dục thể thao, trong đó có đối tượng thanh niên[4]. Công tác quy hoạch, phát triển các cơ sở hoạt động thể dục, thể thao cho thanh niên và ban hành cơ chế, chính sách cho các vận động viên thi đấu thể thao luôn được các cấp, các ngành và các địa phương quan tâm thực hiện. Hệ thống thiết chế văn hóa, thể dục thể thao ở cơ sở được đầu tư xây mới và nâng cấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên rèn luyện thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe. Các trang thiết bị dụng cụ thể dục, thể thao phục vụ cho học tập và rèn luyện thể dục, thể thao trong nhà trường được tăng cường. Phong trào luyện tập thể dục thể thao, các giải thi đấu, hội khỏe của thanh niên nhân dịp các ngày lễ lớn được thường xuyên tổ chức; nhiều câu lạc bộ bóng đá, cầu lông, thể dục nhịp điệu được thành lập và duy trì hoạt động đã thu hút sự tham gia của đông đảo thanh niên.
– Các địa phương đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở y tế xã, phường, thị trấn; nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, cung cấp các tài liệu cần thiết về chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản thanh niên, vị thành niên, về HIV/AIDS góp phần nâng cao kiến thức và kỹ năng cho thanh niên trong việc chăm lo, bảo vệ sức khỏe của mình; thường xuyên tổ chức các hoạt động về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe vị thành niên, thanh niên; thành lập mới các điểm, phòng khám cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thân thiện cho vị thành niên, thanh niên; thường xuyên tổ chức khám sức khỏe, tư vấn sức khỏe sinh sản, sức khỏe cho nữ thanh niên công nhân tại các khu, cụm công nghiệp. Công tác tuyên truyền, tư vấn sức khỏe sinh sản cho thanh niên; giáo dục kiến thức về hôn nhân, lối sống và cách ứng xử trong gia đình đã được quan tâm. Thông qua các mô hình như: quán cafe thanh niên, nhà trọ thanh niên tự quản, mô hình đội kịch tương tác, câu lạc bộ pháp luật, câu lạc bộ gia đình trẻ …. đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thanh niên.
– Thanh niên tích cực tham gia rèn luyện thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe và tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí bổ ích, lành mạnh từ đó đã nâng cao thể lực, tầm vóc thanh niên Việt Nam.
Tuy nhiên, hệ thống cơ sở vật chất, điểm vui chơi dành cho thanh niên ở nhiều địa phương chưa đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí ngày càng cao của thanh niên; công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, truyền thống văn hóa, lịch sử cho thanh niên ở một số địa phương còn mang tính hình thức. Việc tiếp cận thông tin về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục của thanh niên còn gặp nhiều khó khăn; mô hình tư vấn và kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân chỉ thực hiện ở một số địa phương do thiếu nhân lực và kinh phí hoạt động. Tầm vóc, thể lực của thanh niên Việt Nam còn thua kém thanh niên nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
- Trong quản lý nhà nước và xã hội
Khoản 2, Điều 23 Luật thanh niên quy định việc thực hiện trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức lấy ý kiến của thanh niên trước khi quyết định những chủ trương, chính sách liên quan đến thanh niên; khoản 2, Điều 16 Luật thanh niên quy định về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Theo đó:
– Nhà nước đã tạo điều kiện cho thanh niên thực hiện quyền của mình thông qua việc bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật và việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Bộ Nội vụ đã tham mưu cho các cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho thanh niên thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội thông qua việc bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật và việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Thông qua tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam và các tổ chức thanh niên khác do Đoàn Thanh niên làm nòng cốt, thanh niên đã tham gia phản biện, giám sát việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến thanh niên; đồng thời thông qua người đại diện để nói lên tiếng nói của thanh niên tham gia những vấn đề quan trọng của đất nước. Hiện nay, các cơ quan, đơn vị đưa công chức trẻ có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt vào quy hoạch và đào tạo chức danh lãnh đạo, quản lý; đồng thời các cơ quan, đơn vị cũng đã quan tâm nâng tỷ lệ cán bộ trẻ trong đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành.
– Việc lấy ý kiến của thanh niên hoặc tổ chức thanh niên trước khi quyết định những chủ trương, chính sách liên quan đến thanh niên ngày càng được chú trọng. Định kỳ hàng năm, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền từ Trung ương đến địa phương đã làm việc với tổ chức Đoàn, đối thoại với thanh niên để nắm bắt tình hình, tâm tư nguyện vọng, giải quyết những vấn đề đặt ra đối với thanh niên.
– Đa số thanh niên hiểu, biết quyền và nghĩa vụ của công dân, có ý thức chấp hành pháp luật, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Thanh niên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong quản lý nhà nước và xã hội bằng cách cử đại diện của thanh niên tham gia Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, qua đó thanh niên trực tiếp phản ánh nhu cầu, nguyện vọng của mình và được thảo luận, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, của xã hội, những vấn đề liên quan tới thanh niên.
Tuy nhiên, tại một số địa phương, công tác quy hoạch, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng cán bộ trẻ còn chưa được quan tâm đúng mức; tỷ lệ cán bộ, lãnh đạo trẻ trong cấp ủy, chính quyền, các cơ quan dân cử còn chưa đạt mục tiêu đề ra. Việc tổ chức lấy ý kiến thanh niên ở một số nơi còn mang tính hình thức, các ý kiến, kiến nghị của thanh niên chưa được quan tâm giải quyết thỏa đáng.
- Trong hôn nhân và gia đình
Điều 15 Luật thanh niên quy định quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong bảo vệ sức khỏe, hôn nhân và gia đình; Điều 22 quy định trách nhiệm của nhà nước đối với thanh niên trong bảo vệ sức khỏe, hôn nhân và gia đình, theo đó:
– Các địa phương tiếp tục tổ chức thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 21/02/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Luật hôn nhân gia đình; Luật trẻ em, Luật bình đẳng giới; Luật phòng chống bạo lực gia đình; pháp lênh dân số cho các đối tượng thanh niên nhằm năng cao ý thức của thanh niên trong hôn nhân và xây dựng gia đình trẻ hạnh phúc.
– Các cấp, các ngành thường xuyên tổ chức tuyên truyền, tư vấn sức khỏe sinh sản cho thanh niên; giáo dục kiến thức về hôn nhân, lối sống và cách ứng xử trong gia đình, thực hiện hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng, xây dựng gia đình hạnh phúc cho thanh niên. Các hoạt động giáo dục về vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong việc nâng cao chất lượng dân số, hôn nhân và gia đình hạnh phúc, chăm lo nâng cao sức khỏe bản thân và gia đình; thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về dân số, chăm sóc sức khỏe; phòng, chống bạo lực gia đình; phòng chống HIV/AIDS, ma túy được thường xuyên tổ chức…Một số địa phương đã thí điểm thực hiện đề án ”Kiểm tra sức khỏe và tư vấn tiền hôn nhân”, từ đó đã giúp thanh niên có thêm nhiều hiểu biết bổ ích và cần thiết để xây dựng, giữ gìn hạnh phúc gia đình, nâng cao chất lượng dân số.
– Thanh niên đã gương mẫu thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong hôn nhân và gia đình, thực hiện tốt 3 mục tiêu dân số – kế hoạch hóa gia đình, xây dựng gia đình trẻ hạnh phúc.
Tuy nhiên, tỷ lệ thanh niên quan hệ tình dục trước hôn nhân cao; tỷ lệ nạo phá thai trong lứa tuổi thanh niên, vị thành niên cao; số lượng cặp với chồng trong độ tuổi thanh niên ly hôn ngày càng tăng, chiếm khoảng 50% tổng số vụ ly hôn nguyên nhân là do các vấn đề bạo lực gia đình, mắc các tệ nạn xã hội, nghiện ma túy.
- Chính sách của nhà nước đối với thanh niên dân tộc thiểu số
Chính sách của Nhà nước đối với thanh niên dân tộc thiểu số được quy định tại Điều 24 Luật thanh niên. Nhà nước đã ban hành và triển khai tích cực các chính sách, pháp luật trong đào tạo, bồi dưỡng thanh niên dân tộc thiểu số tham gia phát triển kinh tế – xã hội; đồng thời ban hành cơ chế, chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số; tạo điều kiện để thanh niên dân tộc thiểu số tham gia thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo và các dự án xây dựng nông thôn, miền núi đạt hiệu quả. Chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số tiếp tục được cải thiện; hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, dự bị đại học được củng cố và phát triển.
- Chính sách của Nhà nước đối với thanh niên xung phong
Thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện là một trong những lực lượng nòng cốt trong hoạt động thanh niên. Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích đối với thanh niên xung phong tham gia phát triển kinh tế – xã hội[5]. Đến nay, cả nước đã có 25 tổng đội thanh niên xung phong xây dựng phát triển kinh tế. Các tổng đội thanh niên xung phong thường làm nhiệm vụ ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo gắn với việc thực hiện các chương trình, dự án đặc thù như: xây dựng vùng kinh tế mới, di dân tái định cư, nuôi trồng thủy hải sản, đào tạo nghề; giáo dục, điều trị bệnh…
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chính sách đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên[6]; Bộ Nội vụ và các bộ, ngành đang triển khai một số dự án, đề án phát huy lực lượng thanh niên tình nguyện tham gia phát triển kinh tế – xã hội ở vùng khó khăn đã tạo động lực cho các phong trào thanh niên tình nguyện phát triển mạnh trên nhiều lĩnh vực [7].
Tuy nhiên, tổ chức thanh niên xung phong ở một số nơi còn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của chính quyền địa phương. Các dự án, đề án về thanh niên mặc dù đã phát huy được hiệu quả tích cực, nhưng sự quan tâm của một số cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc quy hoạch, sử dụng, bố trí, tạo điều kiện cho trí thức trẻ chưa cao.
- Chính sách của Nhà nước đối với thanh niên có tài năng
– Nhà nước đã ban hành một số chính sách đối với thanh niên có tài năng như: cấp học bổng khuyến khích học tập cho những thanh niên đạt kết quả học tập xuất sắc; chính sách đào tạo, bồi dưỡng thanh niên có tài năng; ban hành cơ chế, chính sách thu hút trí thức trẻ có trình độ cao về công tác tại các cơ quan nhà nước; chính sách đối với tài năng trẻ trong lĩnh vực văn hóa, thể thao… Các bộ, cơ quan ở Trung ương và các địa phương đã chú trọng xây dựng chính sách thu hút, quy hoạch, đào tạo sử dụng nguồn nhân lực trẻ; kịp thời tuyên dương, tôn vinh tài năng trẻ. Một số bộ, ngành và địa phương đã ban hành Đề án thí điểm tuyển chọn đối tượng là những sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, học viện loại giỏi, xuất sắc ở trong nước và nước ngoài về làm việc ở các địa phương, đơn vị.
– Bộ Nội vụ đã tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật Cán bộ, công chức; trình Chính phủ ban hành Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, trong đó có quy định đối với trường hợp tốt nghiệp thủ khoa tại các cơ sở đào tạo trình độ đại học ở trong nước và loại giỏi ở nước ngoài có đủ điều kiện, đáp ứng yêu cầu công việc được tuyển dụng không qua thi tuyển; Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 về công chức xã, phường, thị trấn; Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn quy định người tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên ở trong nước và đạt loại khá trở lên ở nước ngoài có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chức danh công chức cần tuyển, đáp ứng được điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã và yêu cầu công việc thì được tuyển dụng làm công chức cấp xã không qua thi tuyển.
– Bộ Nội vụ đã chủ trì xây dựng, trình Bộ Chính trị thông qua Đề án chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ (Kết luận số 86-KL/TW ngày 24/01/2014 của Bộ Chính trị) nhằm mục tiêu thu hút sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ có trình độ, năng lực chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt vào các lĩnh vực công tác của cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội từ Trung ương đến cấp huyện, các đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước; lực lượng vũ trang và doanh nghiệp nhà nước để bồi dưỡng nhân tài, tạo nguồn cán bộ, chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực phục vụ lâu dài cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Căn cứ vào Kết luận của Bộ Chính trị, Bộ Nội vụ đang trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định về thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ giai đoạn 2016-2020.
Tuy nhiên, việc thể chế hóa các chính sách thu hút thanh niên có tài năng theo đối tượng, ngành, lĩnh vực còn hạn chế; chính sách thu hút thanh niên có tài năng về công tác ở cơ sở chưa thống nhất giữa các địa phương; chưa tạo ra hệ thống chính sách đồng bộ từ khâu phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng.
- Chính sách của nhà nước đối với thanh niên khuyết tật, thanh niên nhiễm HIV/AIDS, thanh niên sau cai nghiện ma túy, sau cải tạo
– Nhà nước đã ban hành các chính sách, pháp luật hỗ trợ học nghề, miễn giảm học phí, tạo việc làm cho người khuyết tật trong đó có đối tượng thanh niên, đã bố trí kinh phí để dạy nghề cho thanh niên khuyết tật, miễn giảm các khoản đóng góp xây dựng trường, hỗ trợ vở viết, sách giáo khoa, cấp học bổng; cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 100% thanh niên khuyết tật thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo; thanh niên khuyết tật đang được hưởng trợ cấp xã hội; tổ chức tuyên dương, nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh của thanh niên khuyết tật, như cuộc thi: vầng trăng khuyết, ngày hội thanh niên khuyết tật; vận động cán bộ, người dân sử dụng các sản phẩm của thanh niên khuyết tật.
– Đối với thanh niên nhiễm HIV/AIDS, thanh niên sau cai nghiện ma túy và sau cải tạo, Nhà nước đã ban hành chính sách hỗ trợ tư vấn miễn phí về tâm lý, xã hội để tái hòa nhập cộng đồng; hỗ trợ một phần tiền ăn, chi phí khám, chữa bệnh; hỗ trợ học nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao để giúp họ xóa bỏ mặc cảm vươn lên hòa nhập cộng đồng. Một số địa phương đã tổ chức các hoạt động giáo dục, cảm hóa thanh thiếu niên chậm tiến, lầm lỡ, giúp đỡ thanh niên sau cải tạo, sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng; tổ chức các hoạt động thắp sáng ước mơ hoàn lương, tuyên dương thanh niên hoàn lương tiêu biểu; tăng cường giáo dục kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản, phòng chống tệ nạ xã hội
Tuy nhiên, tỷ lệ thanh niên khuyết tật được học nghề còn thấp so với số người khuyết tật còn khả năng học nghề, việc làm không ổn định, chưa tiếp cận được với các dịch vụ xã hội; gặp khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ y tế, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Việc quản lý các đối tượng nhiễm HIV/AIDS trong đó có thanh niên còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp do sự kỳ thị của cộng đồng. Các dịch vụ hỗ trợ thanh niên sau cai nghiện, cải tạo hoàn lương như vay vốn, dạy nghề, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo… chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, tệ nạn nghiện ma túy trong thanh niên và tình hình tội phạm trong thanh niên còn diễn biến phức tạp.
- Về hợp tác quốc tế đối với công tác thanh niên
Nhà nước đã tập trung tạo điều kiện và huy động các nguồn lực để xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế về công tác thanh niên. Các bộ, ngành và Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện tổ chức các chương trình giao lưu giữa thanh niên Việt Nam và thanh niên thế giới để tăng cường giao lưu, học hỏi và trao đổi thông tin, kinh nghiệm về công tác thanh niên. Nhà nước và các bộ, ngành cũng đã ký kết nhiều điều ước, thỏa thuận quốc tế về hợp tác trong công tác thanh niên.
Việc thực hiện hợp tác quốc tế về công tác thanh niên được Thủ tướng Chính phủ giao cho Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam (tại Quyết định số 1328/QĐ-TTg ngày 28/7/2010). Do vậy, từ khi được Chính phủ giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên đến tháng 8/2017, Bộ Nội vụ chưa được giao nhiệm vụ quản lý hợp tác quốc tế về công tác thanh niên, ngày 03/7/2017 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 120/2007/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh niên đã giao cho Bộ Nội vụ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về thanh niên.
- Chính sách của Nhà nước đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi
– Thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm chăm lo, tạo điều kiện học tập hoàn thành chương trình trung học phổ thông, được tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống, tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí lành mạnh; được tuyên truyền về sức khỏe sinh sản, giới tính; các biện pháp phòng, chống ma túy, bạo lực học đường, các kỹ năng tự bảo vệ, tố cáo hành vi xâm hại nhân phẩm, sức khỏe…
Nhà trường và gia đình nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục, hướng nghiệp cho thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi tích cực học tập, rèn luyện sức khỏe, có lối sống lành mạnh.
– Trường hợp thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật, tùy mức độ được giáo dục tại các trại giam, cơ sở giáo dục, tại gia đình và cộng đồng, được tạo điều kiện tham gia và tái hòa nhập cộng đồng.
– Các cấp chính quyền tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe cho vị thành niên, đặc biệt là nữ thông qua việc hình thành các câu lạc bộ bạn gái, tổ chức ‘diễn đàn khi tôi 18’, ‘thì thầm tuổi ô mai’,’hãy hành động vì bé gái’, ‘tình bạn, tình yêu, giữ gìn nhân cách tuổi học trò’.
Tuy nhiên, hiện nay số nữ thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi mang thai ngoài ý muốn vẫn còn cao, một phần do công tác tuyên truyền hiệu quả chưa cao.
III. CÔNG TÁC XÂY DỰNG BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THANH NIÊN VÀ TỔ CHỨC CỦA THANH NIÊN
- Xây dựng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thanh niên
– Khoản 2, Điều 5 Luật thanh niên năm 2005 và Nghị định số 120/2007/NĐ-CP ngày 23/7/2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh niên không quy định cụ thể cơ quan giúp Chính phủ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên. Đến năm 2008, tại Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17/4/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ, Chính phủ giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên cho Bộ Nội vụ, thời kỳ này chưa thành lập bộ máy chuyên trách thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên.
– Thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị tại Thông báo số 327-TB/TW ngày 16/4/2010 về việc phê duyệt Đề án tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thanh niên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1471/QĐ-TTg ngày 13/8/2010 thành lập Vụ Công tác thanh niên thuộc Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 04/2011/TT-BNV ngày 10/02/2011 hướng dẫn bổ sung nhiệm vụ, tổ chức và biên chế của Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện về công tác thanh niên. Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thành lập Phòng Công tác thanh niên thuộc Sở Nội vụ (bố trí có từ 02 đến 05 biên chế) và bố trí 01 biên chế chuyên trách về công tác thanh niên cho Phòng Nội vụ cấp huyện; đối với cấp xã, nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên được giao cho công chức Văn phòng – Thống kê thực hiện. Các bộ, cơ quan ngang bộ đã giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên cho Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện. Bộ máy thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên đã phát huy được hiệu quả trong việc tham mưu xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên; đồng thời đã phối hợp chặt chẽ với Đoàn Thanh niên các cấp xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật nhằm chăm lo, bồi dưỡng, đào tạo và phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của thanh niên.
– Hiện nay, thực hiện Thông tư số 15/2014/TT-BNV ngày 31/10/2014 của Bộ Nội vụ đã sáp nhập Phòng Công tác thanh niên vào Phòng Xây dựng chính quyền thành Phòng Xây dựng chính quyền và công tác thanh niên để giúp cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ tinh gọn, giảm đầu mối, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương và không bỏ sót nhiệm vụ của ngành Nội vụ. Tuy nhiên, việc thay đổi mô hình tổ chức bộ máy: Sáp nhập Phòng Công tác thanh niên (chuyên trách làm công tác quản lý nhà nước về thanh niên) vào Phòng Xây dựng chính quyền (làm các công tác về bộ máy, chính sách đối với cán bộ cấp cơ sở, công tác địa giới, công tác bầu cử…) đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về thanh niên tại các địa phương. Trên thực tế công chức thuộc Phòng Xây dựng chính quyền và công tác thanh niên chủ yếu làm các công tác về chính quyền địa phương, còn công tác thanh niên mặc dù có phân công lãnh đạo phụ trách và công chức trực tiếp thực hiện nhưng có thể nói không được quan tâm, chú trọng, vẫn phải triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm khác của Phòng nên chất lượng và hiệu quả công tác không cao. Mặt khác, do không ổn định về tổ chức, cán bộ còn thiếu kinh nghiệm và phải kiêm nhiệm nhiều việc nên cũng có phần ảnh hưởng về tâm lý và hiệu quả hoạt động của bộ máy cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về thanh niên. Biên chế trước đây phân bổ cho Phòng Công tác thanh niên từ 02 đến 05 biên chế, nay khi sáp nhập phòng biên chế chỉ còn từ 01- 02 người.
- Xây dựng, củng cố Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức của thanh niên do Đoàn làm nòng cốt
– Thông qua việc triển khai thực hiện Luật thanh niên trong 10 năm qua đã góp phần xây dựng và củng cố tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam và các tổ chức thanh niên do Đoàn Thanh niên làm nòng cốt ngày càng lớn mạnh; mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên được mở rộng; số lượng đoàn viên, hội viên được kết nạp tăng nhanh hàng năm. Công tác Đoàn, Hội và phong trào thanh thiếu nhi đã có chuyển biến tích cực, toàn diện trên các mặt công tác; các hoạt động, phong trào hành động cách mạng của Đoàn, Hội được nâng cao; nguyện vọng, nhu cầu, lợi ích chính đáng của thanh niên được quan tâm đúng mức, tạo điều kiện cho đoàn viên, thanh niên ngày càng có cơ hội được học tập và phát triển.
– Chất lượng hoạt động của tổ chức Đoàn, Hội ngày càng được nâng cao; vai trò nòng cốt chính trị của Đoàn Thanh niên trong xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam và các tổ chức thành viên của Hội tiếp tục được tăng cường; chất lượng chính trị của đoàn viên, hội viên từng bước được nâng lên; đội ngũ cán bộ đoàn, hội được cấp ủy đảng và chính quyền các cấp quan tâm bổ sung và tăng cường xây dựng, có trình độ chuyên môn đã và đang trở thành nguồn cán bộ kế cận tin cậy của Đảng, chính quyền và đoàn thể ở các cấp. Tổ chức Đoàn, Hội các cấp đã tập trung phát triển các chi đoàn, chi hội, đội, nhóm thanh niên, xây dựng lực lượng cốt cán và tăng cường công tác tập hợp đoàn kết thanh niên, trong đó chú trọng thanh niên dân tộc, tôn giáo, hỗ trợ thanh niên yếu thế trong cơ hội phát triển. Các thiết chế giáo dục của Đoàn được xây dựng và củng cố; uy tín, vị trí, vai trò của tổ chức Đoàn, Hội trong thanh niên và xã hội ngày càng được nâng cao.
– Chính quyền các cấp, các ngành đã tạo mọi điều kiện cho Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam hoạt động. Các thiết chế văn hóa, vui chơi giải trí phục vụ các hoạt động của Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam và các tổ chức thanh niên do Đoàn làm nòng cốt được chính quyền các cấp, các ngành đầu tư xây dựng. Chính phủ và Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã ký kết Nghị quyết về việc ban hành quy chế phối hợp công tác của Chính phủ và Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Trên cơ sở Nghị quyết trên, các bộ, ngành đã ký kết Chương trình phối hợp với Ban Bí thư Trung ương Đoàn, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng đã ký kết chương trình phối hợp với các tỉnh, thành đoàn.
- ĐÁNH GIÁ CHUNG
- Kết quả đạt được trong quá trình thi hành Luật thanh niên
– Qua hơn 10 năm tổ chức triển khai thực hiện Luật thanh niên cho thấy, việc ban hành Luật thanh niên là cần thiết, là đòi hỏi tất yếu của quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội có liên quan đến thanh niên, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc ban hành các chính sách, pháp luật cho thanh niên; đồng thời phát huy vai trò xung kích, tính tình nguyện, sức sáng tạo, tiềm năng to lớn của thanh niên tham gia phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Luật thanh niên ra đời đã góp phần xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời cũng góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà nước.
– Nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của thanh niên và công tác quản lý nhà nước về thanh niên được nâng lên. Các bộ, ngành, đoàn thể và địa phương xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với thanh niên; các chính sách, pháp luật có liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên được ban hành và triển khai thực hiện; các chính sách, pháp luật trong dạy nghề, giải quyết việc làm, vui chơi, giải trí, sinh hoạt văn hóa tinh thần trong thanh niên đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện và đạt được những kết quả nhất định; quan hệ hợp tác quốc tế về thanh niên với các nước, các tổ chức quốc tế được tăng cường mở rộng. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thanh niên được thành lập thống nhất từ Trung ương tới cơ sở. Vị trí, vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và các tổ chức của thanh niên do Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên làm nòng cốt ngày càng được nâng cao.
– Nhận thức của thanh niên trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với xã hội và đất nước ngày càng được nâng cao. Thanh niên ngày nay xác định được vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; tính tích cực chính trị – xã hội ngày càng được phát huy với việc nêu cao ý thức trách nhiệm, khả năng cống hiến của tuổi trẻ và sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; ý thức chấp hành pháp luật của thanh niên ngày càng được nâng cao.
- Một số hạn chế, tồn tại trong thi hành Luật thanh niên
– Việc triển khai Luật thanh niên năm 2005 chưa thật sự đồng bộ và rộng rãi, còn bó hẹp trong phạm vi thanh niên và Đoàn thanh niên; nhiều cấp ủy, chính quyền chưa thật sự vào cuộc và đầu tư cho phát triển thanh niên. Công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt triển khai Luật thanh niên của một số bộ, ngành và địa phương chưa thực sự quyết liệt; chỉ dừng ở các hoạt động do Đoàn Thanh niên chủ trì thực hiện; nội dung tuyên truyền còn đơn giản, chưa được tổ chức thường xuyên, mới tổ chức ở các kỳ, cuộc phát động phong trào hoặc lồng ghép với các nội dung trong hoạt động của Đoàn Thanh niên.
– Việc xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật thanh niên của các bộ, ngành và địa phương còn chậm và thiếu đồng bộ, chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Nghị định số 120/2007/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh niên đã phân công trách nhiệm cho các bộ, cơ quan ngang bộ, trong việc ban hành các văn bản thi hành Luật thanh niên, song việc ban hành văn bản hướng dẫn, thể chế hóa các quy định của Luật thanh niên và Nghị định số 120/2007/NĐ-CP của Chính phủ còn chưa đầy đủ, gây khó khăn cho các địa phương khi tổ chức thực hiện.
– Việc thể chế hóa, lồng ghép các quy định của Luật thanh niên, các chính sách, pháp luật đối với thanh niên trong khi xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của các bộ, ngành và địa phương chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Các bộ, ngành Trung ương chưa đưa việc cụ thể hóa Luật thanh niên và Nghị định số 120/2007/NĐ-CP vào chương trình công tác hàng năm để làm căn cứ cho các bộ, ngành, địa phương hướng dẫn, đôn đốc, tổ chức triển khai thực hiện.
– Luật thanh niên giao Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật, Nghị định số 120/2007/NĐ-CP của Chính phủ giao cho Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam chủ trì phối hợp với các bộ hướng dẫn thi hành Nghị định; từ đó, dẫn đến sự chồng chéo nhiệm vụ giữa cơ quan quản lý nhà nước về thanh niên là Bộ Nội vụ và cơ quan tư vấn về công tác thanh niên của Thủ tướng Chính phủ là Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam. Điều này đã được khắc phục bằng Nghị định số 78/2017/NĐ-CP ngày 03/7/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 120/2007/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh niên.
– Hệ thống tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên chưa được kiện toàn đầy đủ; không ổn định, thường xuyên có sự thay đổi; công tác quản lý nhà nước về thanh niên chưa được quan tâm
– Công tác hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra trong quá trình thực thi Luật thanh niên chưa được thực hiện có hiệu quả, chưa thường xuyên, liên tục và thiếu sự chỉ đạo thống nhất. Việc kiểm tra chuyên đề về công tác thi hành Luật thanh niên chưa thực hiện mà chủ yếu là lồng ghép trong các đợt kiểm tra của Đoàn Thanh niên hoặc của Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam. Chính vì vậy, các quy định của Luật thanh niên chưa được các bộ, ngành và địa phương quan tâm hướng dẫn để tổ chức thực hiện, song vấn đề này chưa được các đoàn kiểm tra báo cáo và đề xuất với cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
– Về nội dung Luật thanh niên 2005 còn những bất cập: Chưa quy định cụ thể bộ, ngành nào làm đầu mối giúp Chính phủ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên nên khó khăn, lúng túng trong việc hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Luật thanh niên; không quy định chế tài bảo đảm thực hiện Luật nên các bộ, ngành và các địa phương theo chức năng, nhiệm vụ của mình không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình được quy định trong Luật thanh niên. Các quy định về quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong các điều, khoản của Luật thanh niên chưa được quy định rõ ràng, thiếu cụ thể, chưa phân định rõ đâu là quyền của thanh niên và đâu là nghĩa vụ của thanh niên, dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng và hướng dẫn thực hiện. Thiếu cơ chế cụ thể để khuyến kích và bảo đảm sự tham gia của thanh niên trong quá trình thi hành Luật thanh niên, cũng như việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật nhằm cụ thể hóa Luật thanh niên, do đó chưa tạo được đột phá mạnh mẽ trong việc tạo điều kiện cho thanh niên phát huy và thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình. Các quy định về trách nhiệm của nhà nước, gia đình và xã hội trong việc thực thi quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên mới dừng lại ở việc kêu gọi, khuyến khích thực hiện. Các hành vi bị nghiêm cấm được quy định trong Luật thanh niên quá cụ thể và chi tiết, không bao quát hết những quy định ở các văn bản pháp luật thuộc các lĩnh vực khác nhau trong đó có thanh niên là đối tượng áp dụng. Các quy định về trách nhiệm của nhà nước, gia đình và xã hội đối với thanh niên là những quy định mang tính nguyên tắc, để thực hiện Luật thanh niên cần nhiều văn bản dưới Luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật. Ngôn ngữ sử dụng trong Luật thanh niên chưa phù hợp với văn phong của Luật.
– Công tác sơ kết, tổng kết đánh giá quá trình tổ chức triển khai thực hiện Luật thanh niên của các cấp, các ngành và của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chưa được thực hiện một cách kịp thời.
- Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
- a) Nguyên nhân khách quan
– Nhiều quy định trong Luật thanh niên còn chung chung, chưa sát với các đối tượng thanh niên, chưa theo kịp sự phát triển thanh niên. Một số quy định của Luật thanh niên khó triển khai thực hiện trong thực tiễn cuộc sống. Trên thực tế Luật thanh niên và các văn bản hướng dẫn thực hiện chưa có những chế tài đủ mạnh để điều chỉnh các hoạt động quản lý nhà nước về thanh niên nên chưa có sự nhận thức và hành động đầy đủ; chưa có sự đầu tư đúng mức về phát triển thanh niên gắn với phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng và phát triển bền vững.
– Các quy định về quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong luật tương đối nhiều trong khi tiềm lực kinh tế của nhà nước ở mức độ khiêm tốn. Nguồn lực có hạn nên khoảng cách giữa chính sách và thực tế còn khá xa, do vậy nhiều quyền còn mang tính hình thức, không có tính khả thi.
– Công tác quản lý nhà nước về thanh niên của các bộ, cơ quan ngang bộ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Luật thanh niên chưa được quy định đầy đủ và rõ ràng. Tổ chức bộ máy, biên chế thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên còn chậm được thống nhất thành lập so với Luật ban hành.
– Kinh phí, cơ sở vật chất dành cho công tác triển khai, phổ biến, quán triệt và tổ chức thực hiện các quy định của Luật thanh niên còn hạn chế và chưa được đầu tư đúng mức.
- b) Nguyên nhân chủ quan
– Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các bộ, ngành, địa phương về công tác thanh niên chưa được quan tâm đúng mức; một số bộ, ngành và địa phương chưa nhận thức đúng vai trò, trách nhiệm của mình trong việc ban hành chính sách, pháp luật đối với thanh niên, còn khoán trắng công việc này cho tổ chức Đoàn Thanh niên.
– Công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Luật thanh niên của cơ quan nhà nước còn hạn chế; việc cung cấp tài liệu tuyên truyền Luật thanh niên còn hạn chế về số lượng, nội dung tuyên truyền còn biên soạn chung cho mọi vùng miền trong cả nước, chưa phù hợp với đối tượng thanh niên dân tộc, thanh niên vùng sâu, vùng xa…
– Nhận thức của một bộ phận thanh niên về Luật thanh niên còn có những hạn chế nhất định, một số thanh niên còn chưa biết về quyền lợi và nghĩa vụ của mình được quy định trong Luật thanh niên.
– Việc tổ chức thi hành Luật thanh niên trong thời gian qua còn có xu hướng trông đợi vào các hoạt động đề xuất của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, thiếu tính chủ động của các cơ quan quản lý nhà nước, chưa có sự vào cuộc chung của các bộ, ngành. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006 những tới ngày 23/7/2007 Nghị định hướng dẫn thi hành mới được ban hành.
BỘ NỘI VỤ |
[1] Năm 2013, theo số liệu của Bộ LĐ-TB&XH thì trong tổng số hơn 1 triệu người thất nghiệp có đến 47% số người trong độ tuổi từ 15-24.
[2] Số lao động trình độ ĐH, CĐ thất nghiệp năm 2014 so với 2010 tăng 103%
[3] Chủ yếu mới cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp; mức cho vay thấp, lãi suất chưa linh hoạt; mới chỉ đáp ứng được 30-35% nhu cầu vay vốn để lập nghiệp của thanh niên.
[4] Như: Quyết định số 614/QĐ-TTg ngày 28/4/2011 của Thủ tướng CP phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực tầm vóc người Việt giai đoạn 2011-2030; Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2011 của Thủ tướng CP phê duyệt Chiến lược DS, SKSS Việt Nam 2011-2020; Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng CP phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế VH, TT cơ sở giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 2010/QĐ/BYT, ngày 07/6/2006 của Bộ Y tế về Kế hoạch tổng thể Quốc gia về Bảo vệ, chăm sóc SK của VTN/TN Việt Nam giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020.
[5] Nghị định số 12/2011/NĐ-CP Ngày 30/01/2011 của Chính phủ về tổ chức và chính sách đối với TNXP; Thông tư số 11/2011/TT-BNV ngày 26/9/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 12/2011/NĐ-CP; Thông tư Liên tịch số 119/2013/TTLT-BTC-BNV ngày 26/8/2013 của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hoạt động thường xuyên của các tổ chức TNXP; Thông tư số 18/2014/TT-BNV ngày 25/11/2014 của Bộ Nội vụ quy định việc xác nhận phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong đã được thành lập và hoạt động trong các thời kỳ đối với các đơn vị chưa xác định được phiên hiệu.
[6] Quyết định số 57/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên.
[7] Dự án 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học làm Phó chủ tịch UBND xã thuộc 64 huyện nghèo; Dự án 500 trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi…